Thế giới

Đường ống dẫn khí đốt Hy Lạp-Bulgaria bắt đầu vận hành

ClockChủ Nhật, 02/10/2022 10:46
Đường ống dẫn khí đốt IGB kết nối từ thành phố Komotini (Hy Lạp) đến thành phố Stara Zagora (Bulgaria), được thiết kế ban đầu vào năm 2009 nhưng đến năm 2019 mới bắt đầu xây dựng.

Đức đạt thoả thuận an ninh năng lượng quan trọng với UAEItaly ra quy định mới để giảm lượng tiêu thụ khí đốt

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen (Nguồn: THX)

Ngày 1/10, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), bà Ursula von der Leyen, đã tuyên bố chào đón một "kỷ nguyên mới" khi đường ống dẫn khí đốt được chờ đợi lâu nay đã bắt đầu vận hành, trong bối cảnh Liên minh châu Âu (EU) đang nỗ lực giảm phụ thuộc vào nguồn cung năng lượng của Nga.

Đường ống dẫn khí đốt tự nhiên kết nối giữa Hy Lạp-Bulgaria (IGB) dài 182 km được thiết kế để giúp Bulgaria, nước phụ thuộc rất lớn vào khí đốt của Nga trong nhiều năm qua, có được năng lượng từ các nguồn khác. IGB chính thức được hoàn thành vào tháng 7, nhưng chưa đi vào vận hành cho đến ngày 1/10.

Phát biểu trong buổi lễ ở Sofia, bà Ursula von der Leyen nhấn mạnh: “Hôm nay đã mở ra một kỷ nguyên mới cho Bulgaria và khu vực Đông Nam Âu. Đường ống này là yếu tố thay đổi cuộc chơi cho Bulgaria và an ninh năng lượng của châu Âu."

Đường ống dẫn khí đốt IGB kết nối từ thành phố Komotini (Hy Lạp) đến thành phố Stara Zagora (Bulgaria), được thiết kế ban đầu vào năm 2009 nhưng đến năm 2019 mới bắt đầu xây dựng. Đường ống dẫn khí này sẽ cho phép Bulgaria kết nối qua Hy Lạp với đường ống dẫn khí Tanap/Tap nhằm vận chuyển khí từ Biển Caspi đến Tây Âu.

IGB cũng vận chuyển khí đốt từ các nguồn khác, đặc biệt là thông qua cảng dầu khí Alexandropoulis, ở phía Đông Bắc của Hy Lạp trong tương lai để giao hàng từ Algeria hoặc Qatar.

Với kinh phí 220 triệu euro, trong đó có 45 triệu euro do EU tài trợ theo kinh phí ban đầu, đường ống dẫn khí này có công suất 3 tỷ mét khối, có thể tăng lên 5 tỷ mét khối.

Giống như Ba Lan và Phần Lan, Bulgaria đã bị Nga ngừng cung cấp khí đốt hồi tháng 4 sau khi từ chối mở tài khoản thứ hai bằng đồng ruble để thanh toán cho việc mua khí đốt của Tập đoàn Gazprom theo yêu cầu của Nga để phản ứng với các lệnh trừng phạt của phương Tây./.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đông Nam Á thu hút các công ty năng lượng thăm dò khí đốt

Các công ty năng lượng đang tăng cường các hoạt động thăm dò khí đốt ở khu vực Đông Nam Á nhằm thúc đẩy sản lượng khí đốt tự nhiên, đồng thời đáp ứng mức tăng trưởng về nhu cầu trong dài hạn, nhờ những phát hiện gần đây và chính sách đầu tư được cải thiện.

Đông Nam Á thu hút các công ty năng lượng thăm dò khí đốt
Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA):
Phát thải CO2 liên quan đến năng lượng chạm mức kỷ lục

Lượng khí thải carbon dioxide (CO2) liên quan đến năng lượng đã tăng lên mức kỷ lục vào năm 2023, nhưng tốc độ tăng chậm lại so với những năm trước đó, nhờ sự mở rộng về công nghệ sạch được tiếp tục thực hiện, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) ngày hôm nay (1/3) cho biết.

Phát thải CO2 liên quan đến năng lượng chạm mức kỷ lục
Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA):
Châu Á sẽ thúc đẩy nhu cầu khí đốt toàn cầu trong năm 2024

Châu Á sẽ là động lực chính cho sự tăng trưởng dự kiến về nhu cầu khí đốt tự nhiên toàn cầu trong năm nay, trong bối cảnh khu vực châu Âu sẽ phục hồi chậm sau khi việc sử dụng loại nhiên liệu này chạm mức thấp nhất trong gần 3 thập kỷ.

Châu Á sẽ thúc đẩy nhu cầu khí đốt toàn cầu trong năm 2024
Return to top