ClockChủ Nhật, 26/04/2020 16:25
Sức khỏe cho bạn

Dương tính trở lại ở bệnh nhân được công bố khỏi bệnh - vì sao?

TTH.VN - Hiện nay nhiều người lo ngại trước thông tin có một số bệnh nhân nhiễm COVID-19 đã được công bố khỏi bệnh nhưng xét nghiệm dương tính trở lại. Việt Nam có 5 trong số 225 bệnh nhân, còn ở Hàn Quốc là 163 trong số 7.892 bệnh nhân, chiếm 2,1%. Tình hình tương tự cũng gặp ở Trung Quốc và một số quốc gia khác. Có phải những bệnh nhân này tái nhiễm?

Ấm lòng mùa dịch COVID-19Sẵn sàng đón học sinh trở lại trườngWHO và Anh chứng nhận bộ kít xét nghiệm COVID-19 của Việt NamBộ Y tế yêu cầu báo cáo việc mua sắm hệ thống máy xét nghiệm Covid-19Thủ tướng: Hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch COVID-19 phải kịp thời, chính xác

Kỹ thuật viên Khoa Vi sinh - Bệnh viện Trung ương Huế thực hiện các thao tác xét nghiệm COVID-19 (Ảnh: Lê Thọ)

Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) đã thử kiểm tra lại ba trường hợp trong cùng một gia đình có bệnh nhân dương tính trở lại sau khi được chữa khỏi bằng cách nuôi cấy bệnh phẩm, tuy nhiên kết quả là không thấy dấu hiệu sống sót của virus. Theo ông Kwon Joon-wook, phó giám đốc KCDC, lời giải thích thỏa đáng nhất trong trường hợp này chính là xét nghiệm đã nhận diện các mảnh virus còn sót lại sau quá trình chữa trị. Sở dĩ như vậy là do xét nghiệm RT- PCR có độ nhạy rất cao. Xét nghiệm RT-PCR ứng dụng quá trình phiên mã ngược để phát hiện RNA của virus trong mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân. Và chính phản ứng này đã cho kết quả dương tính với các mảnh RNA còn sót lại của virus sau khi bị tiêu diệt. Zhong Nanshan, một trong những chuyên gia hô hấp hàng đầu của Trung Quốc, cũng đồng tình với nhận định trên. "Tôi không quá lo lắng về điều này", ông nói trong một cuộc họp báo.

Ngoài ra, hiện có 2 giả thiết khác, đó là do lỗi của xét nghiệm, hoặc do virus tái kích hoạt. Nếu do lỗi xét nghiệm, bệnh nhân có thể nhận kết quả âm tính giả hoặc dương tính giả. Có nhiều nguyên nhân, có thể do hóa chất dùng trong xét nghiệm hoặc cũng có khi virus bị đột biến dẫn đến xét nghiệm không thể nhận diện. Tuy nhiên với các trường hợp dương tính trở lại này, các nhà khoa học sẽ kiểm tra rất kỹ để loại trừ nguyên nhân do xét nghiệm.

Đến nay, không có bằng chứng nào cho thấy những người dương tính trở lại sau chữa khỏi có thể gây lây nhiễm thứ phát cho cộng đồng. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân sau khi được công bố khỏi bệnh nên tự cách ly thêm 2 tuần nữa để đảm bảo không còn tìm thấy virus trở lại.

PHẠM NGUYÊN TUYÊN HOÀNG (Theo CNN)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trở lại quán quân trong bảng xếp hạng PAPI

Với điểm tổng hợp đạt 46,0414 điểm, Thừa Thiên Huế dẫn đầu toàn quốc Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2023. Đây là lần thứ 2 Thừa Thiên Huế quán quân chỉ số này.

Trở lại quán quân trong bảng xếp hạng PAPI
Phát hiện ca bệnh sốt rét ngoại lai trở về từ Angola

Ngày 12/3, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cho biết đang phối hợp theo dõi một ca bệnh sốt rét ngoại lai tại Khoa Hồi sức cấp cứu tích cực, Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế. Các y bác sĩ tiếp tục điều trị do bệnh nhân đang mang thai 19 tuần tuổi.

Phát hiện ca bệnh sốt rét ngoại lai trở về từ Angola
Đu tiên Phú Gia trở lại

Một ngày cuối tháng Hai vừa qua, người dân làng Phú Gia, xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc đã đổ về sân Nhà văn hóa cùng tham gia lễ phục dựng trò chơi Đu Tiên và các trò chơi dân gian. Nhìn những ánh mắt rạng ngời dõi theo những vòng đu quay, mới nhận ra trong lòng họ đang ngập tràn hạnh phúc, bởi sau 25 năm, giờ trò đu tiên mới được phục dựng trên mảnh đất quê hương.

Đu tiên Phú Gia trở lại
Mang nụ cười trở lại

Ai cũng mong muốn con của mình sinh ra được lành lặn, kháu khỉnh như bao trẻ em khác.

Mang nụ cười trở lại
Return to top