Thế giới Thế giới
Đường tới vắc-xin Zika đầy những rào cản
TTH.VN - Những tác động của đại dịch Ebola đối với toàn cầu vừa lắng xuống chưa lâu, thì thế giới lại một lần nữa yêu cầu các nhà khoa học và các công ty sản xuất thuốc nhanh chóng tìm ra loại vắc-xin chủng ngừa virus Zika. Thế nhưng, nhiều rào cản khiến loại vắc-xin này khó được điều chế cũng như tiếp cận người dân.
- » Mỹ kêu gọi WHO hành động nhanh chóng trước sự lan rộng của Zika
- » Singapore khởi động chiến dịch phòng, chống virus Zika
- » Châu Á nâng cao cảnh cáo trước sự lan truyền của virus Zika
- » Colombia: Hơn 2.100 phụ nữ mang thai nhiễm virus Zika
- » WHO ban bố tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu về virus Zika
![]() |
Muỗi Aedes aegypti bên trong phòng thí nghiệm Oxitec ở Campinas, Brazil. Ảnh: Reuters |
Để tạo ra một phản ứng miễn dịch chống lại virus Zika đang diễn biến phức tạp châu Mỹ, việc sản xuất sản phẩm an toàn, hiệu quả và khả thi nhằm bảo vệ phụ nữ và trẻ em có nguy cơ nhiễm bệnh là không hề dễ dàng trong thực tế.
Đầu tiên, các nhà khoa học trên toàn thế giới thậm chí còn nghiên cứu ít hơn về Zika so với Ebola, loại virus đã gây ra một đại dịch chưa từng có ở Tây Phi hồi năm ngoái.
Với số lượng người tử vong vì Ebola đạt mức kỷ lục, chủng virus này đã trở thành đối tượng nghiên cứu khẩn cấp, giúp tăng tốc việc chủng ngừa.
Bên cạnh đó, chỉ có 30 sáng chế đề cập đến Zika, trong khi có đến 1.043 đối với Ebola và 2.551 sáng chế về bệnh sốt xuất huyết. Ngoài ra, chỉ có 108 nghiên cứu chuyên khoa cao cấp về Zika kể từ năm 2001, so với hơn 4.000 nghiên cứu về Ebola.
Viện Y tế Quốc gia Mỹ, Cơ quan Y tế Công cộng Canada và Viện Butantan ở Brazil đã bắt đầu nghiên cứu các thành phần tiềm năng để điều chế thành vắc-xin Zika. Trong khi đó, một số công ty công nghệ sinh học cũng nhập cuộc, bao gồm cả hãng dược phẩm sinh học NewLink Di, công ty đã giúp phát triển vắc-xin Ebola thành công đầu tiên.
Nhà nghiên cứu người Canada Gary Kobinger nói với Reuters rằng, ông tin vắc-xin Zika có thể được thử nghiệm một cách hạn chế ngay cuối năm 2016, mặc dù việc trải qua đầy đủ quy định sẽ phải mất thêm nhiều năm.
Ben Neuman, một chuyên gia về virus tại Đại học Reading của Anh nhận định, có nhiều trở ngại phía trước. “Một loại vắc-xin có khả năng chủng ngừa Zika cần hội đủ tính hiệu quả và sự an toàn, nhưng thật sự rất khó khăn để cân bằng hai yếu tố này”, ông Ben Neuman nói với Reuters.
Điều đó là vì một loại vắc-xin tốt hoạt động bằng cách kích thích hệ thống miễn dịch phản ứng mạnh mẽ, nhưng không đủ để làm cho một người nhiễm bệnh. Trên thực tế, không có cách nào đơn giản để đánh giá những phản ứng miễn dịch thích hợp cho Zika, theo một chuyên gia dược phẩm.
Các triệu chứng của Zika rất nhẹ, thậm chí phần lớn các trường hợp nhiễm bệnh còn không biết rằng họ bị nhiễm, vì vậy nhóm bệnh nhân này dường như không cần hoặc không muốn chủng ngừa.
Nhóm đối tượng quan trọng là những người phụ nữ có thể mang thai, kể từ khi virus Zika được cho là nguyên nhân chính dẫn đến các dị tật nghiêm trọng ở trẻ sơ sinh.
Thử nghiệm lâm sàng
Tất cả những điều này đang làm cho việc phát triển và thử nghiệm vắc-xin Zika trở nên rất phức tạp, nhất là đối với phụ nữ mang thai, những người thường không phải là đối tượng của các thử nghiệm lâm sàng.
Giả sử Sanofi hoặc một công ty dược phẩm nào khác thành công trong việc phát triển loại vắc-xin này, thuốc chủng ngừa chỉ có thể được sử dụng đối với những phụ nữ trẻ sống ở khu vực nơi Zika lan truyền mạnh để bảo vệ họ trước khi họ muốn mang thai.
Cuối cùng, việc phát triển vắc-xin là một câu hỏi liên quan đến các ưu tiên, bằng chứng là một mô hình chắp vá của các loại thuốc chủng ngừa một loạt các virus do muỗi truyền trong hơn 80 năm qua.
Những thành công ban đầu xuất hiện vào năm 1938 với sự phát triển của loại vắc-xin đầu tiên chống lại bệnh sốt vàng da, một loại virus tương tự như Zika. Gần đây hơn, các hãng sản xuất dược phẩm đã phát triển thành công thuốc chống viêm não Nhật Bản và sốt xuất huyết.
Được biết, thuốc chủng ngừa bệnh sốt xuất huyết đầu tiên từ Sanofi đã được phê duyệt trong tháng 12 vừa qua, sau 20 năm làm việc. Các nghiên cứu về những căn bệnh do muỗi truyền khác như sốt Tây sông Nile và Chikungunya vẫn đang được tiến hành.
“Đối với hầu hết các virus, có rất nhiều cách để điều chế một loại vắc-xin có hiệu quả, nhưng loại vắc-xin hiệu quả nhất nhắm mục tiêu vào việc kiểm soát virus bằng nhiều cách khác nhau”, ông Neuman nói.
Mục tiêu nhằm cung cấp cho hệ thống miễn dịch thêm nhiều lựa chọn, nghĩa là nhiều người có thể phát triển khả năng miễn dịch. Bởi một loại vắc xin hiệu quả đối với hầu hết mọi người lại có thể ảnh hưởng quá nhiều cho những người khác, có khả năng gây dị tật bẩm sinh.
“Đó là mối quan tâm lớn và ở giai đoạn này, chúng tôi vẫn chưa tìm được cách”, ông Neuman nhấn mạnh.
Lê Thảo (lược dịch từ Reuters & Topnewstoday)
- The Business Times: Thị trường nhà ở Việt Nam sẽ nhộn nhịp hơn (29/05)
- Nhật Bản nhất trí tổ chức hội nghị cấp cao với ASEAN vào năm 2023 (29/05)
- Trung Quốc: Các thành phố lớn tiến gần hơn đến tiến trình bình thường hóa (29/05)
- Nhiều người Mỹ ủng hộ thay đổi luật về súng (28/05)
- Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và những điều cơ bản cần biết (28/05)
- Thư mừng kỷ niệm 45 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam-Tây Ban Nha (28/05)
- Đông Nam Á: Cần thêm hỗ trợ dành cho các công ty khởi nghiệp công nghệ sâu (27/05)
- UNICEF: Nhiều nước giàu đang gây hại đến môi trường sống của trẻ em toàn cầu (27/05)
-
“Hợp tác dựa trên sự tin cậy và theo định hướng hành động”
- Lập kế hoạch đối phó với các đại dịch trong tương lai
- Đông Nam Á vẫn chuộng giao dịch bằng tiền mặt hơn sau dịch
- WHO dự báo sẽ xuất hiện thêm các ca bệnh đậu mùa khỉ trên toàn cầu
- Bầu cử Australia 2022: Lãnh đạo Công đảng tuyên bố giành chiến thắng
- Nhật Bản sửa đổi quy định về đeo khẩu trang trong không gian ngoài trời
- Châu Âu dỡ bỏ yêu cầu đeo khẩu trang ở sân bay và trên máy bay
- Các nước ASEAN và Mỹ hợp tác nhằm tăng cường hệ thống y tế
- Thủ tướng Pháp từ chức
- Chạy đua tìm nguồn cung sau lệnh cấm xuất khẩu của Ấn Độ
-
OPEC+ sẵn sàng tăng sản lượng
- Tổng thống Mỹ công bố khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương
- ASEAN-6 được dự báo tăng trưởng kinh tế vượt Trung Quốc
- Chế độ ăn giúp khắc phục hội chứng COVID kéo dài
- Lập kế hoạch đối phó với các đại dịch trong tương lai
- Nhiều nước công bố thêm ca bệnh đậu mùa khỉ, Bỉ cách ly 21 ngày với người nhiễm
- “Hợp tác dựa trên sự tin cậy và theo định hướng hành động”
- Đông Nam Á: Cần thêm hỗ trợ dành cho các công ty khởi nghiệp công nghệ sâu
- Thủ tướng mới của Australia Anthony Albanese tuyên thệ nhậm chức
- Thế giới đối mặt mùa hè 'đổ lửa': Trời nóng nực, mất điện thường xuyên