ClockThứ Năm, 07/05/2020 16:26

Đường trục xã Hiền Lương - Sơn Tùng - Cao Ban xuống cấp

TTH - Đường trục xã Hiền Lương - Sơn Tùng - Cao Ban là con đường huyết mạch của xã Phong Hiền (Phong Điền). Sau thời gian dài sử dụng, đến nay, đường đã xuống cấp trầm trọng, gây khó khăn cho việc đi lại của người dân.

Tỉnh lộ 7 vừa thảm xong đã xuống cấp

Đường Hiền Lương - Sơn Tùng - Cao Ban nhiều đoạn vừa nhỏ hẹp vừa xuống cấp

Đường trục xã nói trên có tổng chiều dài khoảng hơn 5km nối từ Tỉnh lộ 11A (đoạn từ cổng làng Hiền Lương) đến Tỉnh lộ 11C được đầu tư xây dựng từ năm 2000. Đây là tuyến đường phục vụ cho việc lưu thông, đi lại của người dân các thôn Hiền Lương, Sơn Tùng và Cao Ban- Trung Cầu - La Vần.

Ông Phan Toàn, Trưởng thôn Sơn Tùng thông tin: Đoạn đường này, hàng ngày có khoảng 100 lượt xe chuyên chở vật liệu, nông sản qua lại. Do xe tải trọng nặng nên đường và cầu nhanh xuống cấp. Tại các cuộc tiếp xúc cử tri, người dân đã nhiều lần phản ánh, kiến nghị cần đầu tư kinh phí nâng cấp sửa chữa tuyến đường này. Tuy nhiên, đến nay, mong chờ của người dân vẫn chưa được đáp ứng, khiến việc lưu thông đi lại khó khăn.

Khảo sát tuyến đường chúng tôi nhận thấy, nền đường rộng từ 2 đến 2,5m; mặt đường có nhiều chỗ bong tróc, xuống cấp trầm trọng. Riêng đoạn dọc hói Rào Dỏ, dài khoảng 1,5km, mặt đường bê tông chỉ rộng khoảng 2m. Bà Hoa, một người dân sống trên đường này cho biết, vừa qua, xã cho mở rộng mặt đường lên 4m. Tuy nhiên, do chỉ làm bằng đất, chưa được bê tông hóa, nên rất khó khăn trong đi lại mỗi khi gặp phải xe ô tô.

Ông Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND xã Phong Hiền cho biết, tuyến đường Hiền Lương-Sơn Tùng-Cao Ban là tuyến đường huyết mạch của xã. Hàng ngày, có hàng trăm công nhân làm việc tại khu công nghiệp Phong Điền, học sinh của 3 thôn và các loại phương tiện chuyên chở hàng hóa, nông sản của bà con Nhân dân. Hàng năm, xã đều đầu tư khoảng 100 triệu đồng để duy tu, sửa chữa những đoạn hư hỏng nặng. Tuy nhiên, do lượng xe cộ đi lại nhiều, đường đã qua 20 năm sử dụng nên đến nay đã xuống cấp trầm trọng, không thể duy tu, sửa chữa được nữa, cần đầu tư nâng cấp mở rộng. Kinh phí làm con đường này quá lớn (khoảng trên 10 tỷ đồng), ngoài khả năng ngân sách xã. Vì vậy, cần sự quan tâm hỗ trợ của tỉnh, huyện.

Ông Hoàng Bá Nghiễm, Trưởng phòng Kinh tế hạ tầng huyện Phong Điền cho biết, trước mắt, ngoài duy tu sửa chữa các đoạn bong tróc, xuống cấp, phòng đã đưa vào kế hoạch khảo sát lập dự toán để bảo dưỡng thường xuyên theo dự án LRAM năm 2020. Riêng đoạn đường bê tông đi dọc hói Rào Dỏ nhỏ hẹp, phòng đã kiến nghị huyện đầu tư kinh phí để nâng cấp mở rộng mặt đường, giúp người dân lưu thông dễ dàng hơn trong thời gian tới.

Bài, ảnh: Hải Huế

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sớm kiên cố đê phá Tam Giang

Ở huyện Quảng Điền hiện còn hơn 6,5km đê ven phá Tam Giang bán kiên cố, được đắp bằng đất tạm thời, không đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ, gây khó khăn đối với sản xuất nông nghiệp tại các địa phương.

Sớm kiên cố đê phá Tam Giang
Sau mưa lũ, nhiều tuyến giao thông xuống cấp

Nhiều tuyến giao thông khu vực TP. Huế bị xuống cấp, hư hỏng vẫn chưa được khắc phục gây mất an toàn giao thông (ATGT) cũng như gây khó khăn đi lại của người dân.

Sau mưa lũ, nhiều tuyến giao thông xuống cấp
Nhiều hồ, đập xuống cấp: Cần giải pháp đảm bảo an toàn

Qua kiểm tra, một số hạng mục của hồ, đập trên địa bàn tỉnh đã hư hỏng, đập đất có hiện tượng sạt trượt mái và thấm, đường thoát lũ tại khu vực tràn và cửa van của các hồ chứa bị bồi lấp. Đặc biệt, công tác kiểm định an toàn hồ, đập thủy lợi đang còn bị bỏ ngỏ.

Nhiều hồ, đập xuống cấp Cần giải pháp đảm bảo an toàn
Không thể để “mất bò mới lo làm chuồng”

Một vấn đề “không bình thường” là mỗi khi có sự việc nghiêm trọng nào đó xảy ra, có chỉ đạo của cấp trên thì các cơ quan chức năng mới vào cuộc kiểm tra, xử lý. Không phải đến vụ cháy gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng ở phường Khương Đình, quận Thanh xuân, Hà Nội ngày 12/9 vừa qua, mà có nhiều vụ việc tương tự khác cũng như vậy. Chỉ đến khi xảy ra người ta mới chạy theo khắc phục thì đã quá muộn.

Không thể để “mất bò mới lo làm chuồng”
Return to top