ECB công bố gói kích thích kinh tế mới cho khu vực Eurozone
TTH.VN - Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) ngày 3/12 đã công bố gói kích thích kinh tế mới cho khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), theo đó sẽ điều chỉnh chính sách lãi suất và đẩy mạnh các biện pháp nới lỏng định lượng.
![]() |
Logo đồng euro phía trước trụ sở Ngân hàng Trung ương châu Âu ECB ở Frankfurt am Main, miền tây nước Đức ngày 20/7. (Nguồn: AFP/TTXVN) |
Chủ tịch ECB Mario Draghi cho biết, cơ quan này quyết định cắt giảm lãi suất đối với các phương tiện tiền gửi từ mức -0,20% hiện nay xuống -0,30%, trong khi lãi suất đối với các hoạt động tái cấp vốn và lãi suất cho các phương tiện vay giới hạn vẫn được giữ nguyên ở các mức tương ứng hiện nay là 0,05% và 0,30%.
Ông Draghi cũng thông báo ECB đã quyết định kéo dài chương trình mua tài sản (APP) trị giá 60 tỷ euro/tháng cho tới cuối tháng 3/2017, thậm chí sẽ được tiếp tục sau thời hạn này nhằm giúp ổn định nền kinh tế và duy trì lạm phát ở ngưỡng mục tiêu dưới 2%.
ECB cũng quyết định tái đầu tư các khoản trả nợ gốc đến kỳ hạn theo chương trình APP chừng nào còn cần thiết.
Chủ tịch Draghi cho biết, ECB sẽ tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp chống giảm phát tùy thuộc vào điều kiện kinh tế.
Cùng với thông báo này, ECB cũng đã nâng mức dự báo tăng trưởng trong năm nay của khu vực Eurozone từ mức 1,4% lên mức 1,5% và trong năm 2017 dự kiến lên 1,9% từ mức dự báo 1,8% trước đó.
Trong khi đó, triển vọng tăng trưởng trong năm 2016 vẫn được giữ nguyên ở mức 1,7%.
Ngoài ra, ECB cũng hạ thấp mức dự báo lạm phát trong khu vực trong hai năm tới, theo đó mức lạm phát ở Eurozone trong năm 2016 dự kiến ở mức 1,0% và năm 2017 là 1,6%./.
Theo TTXVN
- WHO dự báo sẽ xuất hiện thêm các ca bệnh đậu mùa khỉ trên toàn cầu (22/05)
- Bầu cử Australia 2022: Lãnh đạo Công đảng tuyên bố giành chiến thắng (22/05)
- Nhật Bản sửa đổi quy định về đeo khẩu trang trong không gian ngoài trời (22/05)
- Nhật Bản xem xét tổ chức hội nghị bộ trưởng quốc phòng với ASEAN (21/05)
- Campuchia đặt mục tiêu đón ít nhất 1 triệu du khách quốc tế trong năm nay (21/05)
- Du lịch Châu Á: Những điểm sáng về sự hồi sinh (21/05)
- Thế giới xuất hiện bệnh đậu mùa khỉ (21/05)
- ĐH Venezuela lập khoa “Đất nước-Văn hóa Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh" (20/05)
-
WHO dự báo sẽ xuất hiện thêm các ca bệnh đậu mùa khỉ trên toàn cầu
- Bầu cử Australia 2022: Lãnh đạo Công đảng tuyên bố giành chiến thắng
- Nhật Bản sửa đổi quy định về đeo khẩu trang trong không gian ngoài trời
- Châu Âu dỡ bỏ yêu cầu đeo khẩu trang ở sân bay và trên máy bay
- Các nước ASEAN và Mỹ hợp tác nhằm tăng cường hệ thống y tế
- Thủ tướng Pháp từ chức
- Chạy đua tìm nguồn cung sau lệnh cấm xuất khẩu của Ấn Độ
- ASEAN nỗ lực công nhận chứng chỉ tiêm chủng vaccine COVID-19 lẫn nhau
- Việt Nam dự hội nghị toàn cầu về xóa bỏ lao động trẻ em tại Nam Phi
- [Infographics] Những đóng góp tích cực của Việt Nam tại Liên Hiệp quốc
-
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Lào
- Thủ tướng Pháp từ chức
- Các nước ASEAN và Mỹ hợp tác nhằm tăng cường hệ thống y tế
- Chuyên gia: Gần 50% dân số New Zealand được cho là đã mắc COVID-19
- Ấn Độ cấm xuất khẩu lúa mì đẩy nguy cơ lạm phát lương thực toàn cầu tăng cao
- Hội Hữu nghị Lào-Việt Nam: Cầu nối phát triển mối quan hệ hai nước
- Campuchia: Du khách chưa tiêm phòng COVID-19 vẫn phải cách ly bảy ngày
- Giá phân bón thế giới dự kiến sẽ còn tăng cao trong thời gian dài
- Chủ tịch QH Singapore tiếp Chủ tịch Nhóm hữu nghị Việt Nam-ASEAN
- Ủng hộ “kỷ nguyên mới” trong quan hệ ASEAN – Mỹ