ClockThứ Ba, 08/05/2018 14:49

ESCAP: Triển vọng tăng trưởng châu Á-Thái Bình Dương đầy "hứa hẹn"

TTH.VN - Các nền kinh tế trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2017 và triển vọng trong năm nay có vẻ đầy hứa hẹn, Ủy ban Kinh tế Xã hội Châu Á-Thái Bình Dương của Liên Hiệp quốc (ESCAP) nhận định trong một báo cáo mới nhất.

Đẩy mạnh tăng trưởng tài chính ở châu ÁADB tăng cường hỗ trợ chống nạn rửa tiền ở châu ÁNhu cầu sử dụng than trên thế giới đang chuyển hướng sang châu ÁADB: Châu Á đang tăng trưởng “rất đáng khích lệ”WB tăng triển vọng tăng trưởng GDP khu vực Đông Á năm 2018

Trụ sở Ủy ban Kinh tế Xã hội Châu Á-Thái Bình Dương của Liên Hiệp quốc (ESCAP)​ tại thủ đô Bangkok, Thái Lan. Ảnh: ESCAP

Qua đó, ESCAP kêu gọi các quốc gia tận dụng những điều kiện tích cực và giải quyết các nhược điểm cơ bản.

Cũng theo ủy ban này, sự tăng trưởng mạnh mẽ gần đây có thể cung cấp các nguồn lực quan trọng để thực hiện Chương trình nghị sự phát triển bền vững 2030 đầy tham vọng. “Triển vọng huy động vốn cho các mục đích phát triển là đầy hứa hẹn”, bà Shamshad Akhtar, Thư ký điều hành ESCAP, cơ quan có trụ sở tại Thái Lan cho biết.

Theo khảo sát kinh tế và xã hội ở khu vực châu Á và Thái Bình Dương của ESCAP, các nền kinh tế ghi nhận mức tăng trưởng chung là 5,8% trong năm 2017, so với 5,4% của năm trước. Trong năm 2018 và 2019, những nền kinh tế này được dự đoán sẽ tăng trưởng ở mức 5,5%.

Tăng cường khả năng phục hồi để giảm thiểu rủi ro tương lai

Việc thúc đẩy các nguyên tắc cơ bản sẽ là đóng vai trò quan trọng, trong bối cảnh triển vọng trung hạn cho thấy xu hướng tăng trưởng đang sụt giảm ở một số quốc gia do dân số già hóa, tích lũy vốn chậm hơn và tăng năng suất khiêm tốn.

Bên cạnh đó, “những tiến bộ công nghệ nhanh chóng, giữa các cơ hội to lớn và đầy hứa hẹn cũng đang đặt ra những thách thức đáng kể đối với sự phân cực công việc và bất bình đẳng trong thu nhập và sự giàu có”, bà Akhtar nói thêm.

ESCAP cũng cho rằng, việc nâng cao năng suất sẽ đòi hỏi việc thúc đẩy khoa học, công nghệ và đổi mới, đầu tư vào các kỹ năng và cơ sở hạ tầng liên quan, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường bảo vệ xã hội và sử dụng hiệu quả các nguồn lực.

Ngoài ra, cải cách thuế và tăng cường thu thuế cũng có thể bổ sung 8% cho tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của các quốc gia như Myanmar hay Tajikistan; và khoảng 3-4% ở các quốc gia lớn hơn như Trung Quốc, Ấn Độ hay Indonesia, theo ESCAP.

Thanh Ngân (Lược dịch từ UN News)

 

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Triển lãm Art Basel Hong Kong 2024 hứa hẹn nhiều chương trình ấn tượng

Là một trong những triển lãm nghệ thuật lớn nhất và uy tín nhất châu Á, Art Basel Hong Kong 2024 sẽ diễn ra từ ngày 28/3 – 30/3 tại Trung tâm Triển lãm & Hội nghị Hong Kong ở Wan Chai, Hong Kong (Trung Quốc). Triển lãm năm nay hứa hẹn sẽ có quy mô lớn hơn và hấp dẫn hơn bao giờ hết khi hiện đã có 243 phòng trưng bày nghệ thuật hàng đầu từ khắp châu Á - Thái Bình Dương, châu Âu, châu Mỹ, Trung Đông và châu Phi xác nhận tham dự, đánh dấu mức tăng 37% so với năm 2023.

Triển lãm Art Basel Hong Kong 2024 hứa hẹn nhiều chương trình ấn tượng
Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC):
Triển vọng tăng trưởng tươi sáng hơn, nhưng rủi ro vẫn còn

Được thúc đẩy bởi chi tiêu của người tiêu dùng và chính phủ, cũng như ngành du lịch, nền kinh tế khu vực Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) được ước tính tăng trưởng 3,5% vào năm 2023, và dự kiến sẽ duy trì tăng trưởng ở mức 3,2% trong năm 2024, cao hơn so với các ước tính trước đó, theo Đơn vị Hỗ trợ Chính sách APEC (PSU).

Triển vọng tăng trưởng tươi sáng hơn, nhưng rủi ro vẫn còn
Năm 2024: Triển vọng kinh tế ASEAN vẫn tích cực

Theo dữ liệu sẵn có gần đây nhất của năm 2022, tổng GDP danh nghĩa của 10 nước thành viên ASEAN tính bằng USD lên tới 3.600 tỷ USD, tăng hơn gấp đôi so với tổng GDP 1.600 tỷ USD của năm 2009, và cao hơn một chút so với Ấn Độ - quốc gia có GDP đạt 3.500 tỷ USD vào năm 2022.

Năm 2024 Triển vọng kinh tế ASEAN vẫn tích cực
Return to top