ClockThứ Sáu, 01/04/2016 06:08

EU cần tăng cường chia sẻ thông tin tình báo với các sân bay

TTH.VN - Các chuyên gia an ninh hàng không của Liên minh châu Âu (EU) hôm 31/3 nhất trí rằng, cảnh sát và các cơ quan tình báo nên chia sẻ thêm thông tin với các cơ quan giao thông vận tải.

EU cam kết chia sẻ thông tin sau các cuộc tấn công Brussels

Cảnh sát Pháp làm nhiệm vụ tại sân bay quốc tế Charles de Gaulle ở Roissy, gần thủ đô Paris. Ảnh: Reuters

Qua đó, các thông tin tình báo sẽ được khai thác để giúp ngăn chặn những vụ tấn công kinh hoành như vụ đánh bom kép xảy ra hồi tuần trước tại sân bay Zaventem ở thủ đô Brussels, Bỉ.

Hôm 22/3, 3 kẻ đánh bom tự sát đã khiến 32 người thiệt mạng khi đang ở khu vực khởi hành của sân bay Zaventem và một ga tàu điện ngầm trong giờ cao điểm. Vụ tấn công xảy ra ở sân bay Zaventem dấy lên một cuộc tranh luận về cách làm thế nào để bảo đảm an ninh tại các sân bay của châu Âu và không tạo ra quá nhiều gián đoạn cho hành khách.

Trong một cuộc họp khẩn cấp của Ủy ban An ninh Hàng không dân dụng, nguồn tin của Ủy ban châu Âu cho biết, các chuyên gia chỉ xem xét lại nhiều biện pháp an ninh hiện có ở khu vực mặt đất của các sân bay châu Âu, có nghĩa là các khu vực khác có thể được tiếp cận mà không cần qua kiểm tra an ninh trước khi lên máy bay.

Theo bà Violeta Bulc, Ủy viên phụ trách giao thông vận tải của EU, ủy ban nhất trí về sự cần thiết cho việc chia sẻ thông tin tình báo tốt hơn để "chủ động hơn và hiệu quả hơn trong việc bảo đảm an toàn tại các sân bay".

Tuy nhiên, "bất kỳ biện pháp an ninh bổ sung nào cũng cần phải phù hợp và dựa trên các yếu tố rủi ro. Ngay bây giờ, đây là vấn đề cho chính quyền của các quốc gia", bà Violeta Bulc nói thêm. 

Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đã lên tiếng nhận trách nhiệm về các vụ đánh bom ở Brussels và các vụ tấn công khiến 130 người thiệt mạng ở thủ đô Paris, Pháp vào cuối tháng 11 vừa qua. Sự cần thiết cho việc chia sẻ thông tin tình báo tốt hơn đang trở thành một nhu cầu bức thiết sau khi các cuộc tấn công xảy ra. Thế nhưng, điều này nói thì dễ hơn làm trong bối cảnh liên minh 28 quốc gia thành viên có một loạt điều khoản pháp luật và các cơ quan tình báo khác nhau.

Lê Thảo (Lược dịch từ Reuters & Dailymail)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại

Liên minh châu Âu (EU) và Philippines ngày 18/3 cho biết, họ sẽ nối lại các cuộc đàm phán về một hiệp định thương mại tự do, trong bối cảnh EU tìm cách nắm bắt tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn của khu vực châu Á và tiếp cận các nguyên liệu thô quan trọng.

EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại
NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN CHÂU Á (ADB):
Hội nhập kinh tế tại châu Á - Thái Bình Dương “xếp hạng gần” với EU

Trong một thế giới mà các khoảng cách ngày càng thu hẹp, khu vực châu Á - Thái Bình Dương là minh chứng cho sức mạnh của hội nhập kinh tế và xã hội. Hội nhập kinh tế ở khu vực này "hiện đang được xếp hạng gần" với Liên minh châu Âu (EU) về chuỗi giá trị khu vực và hội nhập xã hội, theo một báo cáo do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố ngày 26/2.

Hội nhập kinh tế tại châu Á - Thái Bình Dương “xếp hạng gần” với EU

TIN MỚI

Return to top