ClockThứ Năm, 07/09/2017 14:51

EU chia rẽ sâu sắc vì phán quyết Tòa án tư pháp về hạn ngạch nhập cư

Tòa án Tư pháp châu Âu ngày 6/9 bác đơn khiếu nại của Hungary và Slovakia đối với kế hoạch phân bổ hạn ngạch người nhập cư giữa các nước EU.

Thủ tướng Anh cam kết hạn chế nhập cưEU dự tính tăng cường trục xuất người nhập cư trái phép

Tuyên bố chính thức của tòa nêu rõ "Tòa án bác bỏ những hành động của Slovakia và Hungari chống lại cơ chế tạm thời về việc tái bố trí bắt buộc đối với những người tị nạn, nhập cư".

eu chia re sau sac vi phan quyet toa an tu phap ve han ngach nhap cu hinh 1
Người tị nạn lên tàu đến Hungary. Ảnh: Reuters
 

Tuyên bố khẳng định cơ chế này tính toán cân đối việc phân bổ người tị nạn, qua đó hỗ trợ Hy Lạp và Italia đối phó với tác động từ cuộc khủng hoảng người nhập cư.

Phản ứng sau thông tin trên, Thủ tướng Slovakia Robert Fico cho biết nước này tôn trọng phán quyết của Tòa Tư pháp châu Âu song sẽ không thay đổi quan điểm đối với cơ chế phân bổ hạn ngạch người nhập cư.

Ông Fico khẳng định Slovakia sẽ tiếp tục đấu tranh trong vấn đề này. Trong khi đó, Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto chỉ trích quyết định của Tòa Tư pháp EU là "vô trách nhiệm và không thể chấp nhận được", đe dọa đến an ninh và tương lai của châu Âu. 

Trái ngược với phản ứng của Slovakia và Hung-ga-ri, Đức, nước vốn ủng hộ việc "mở cửa" với người nhập cư, lại hoan nghênh quyết định trên. Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel bày tỏ hy vọng các nước EU sẽ tuân thủ phán quyết của tòa án và nhanh chóng triển khai hoạt động tiếp nhận người tị nạn. 

Bộ trưởng Nội vụ Đức Thomas de Maizière khẳng định: “Tôi hoan nghênh quyết định của Tòa án tư pháp Châu Âu. Quay ngược trở lại quá khứ vào năm 2015, Đức và Pháp đã đưa ra sáng kiến phân bổ người tị nạn và nhập cư theo nguyên tắc đoàn kết thông qua quyết định của Hội đồng Châu Âu.

Đây là sáng kiến chưa từng có tiền lệ trước đó nhưng rất cần thiết. Đến hôm nay Tòa án tư pháp Châu Âu đã tạo sự ràng buộc và pháp lý đối với sáng kiến này”.

Thực tế cho thấy các nước thành viên của Liên minh Châu Âu đã bị chia rẽ sâu sắc kể từ khi EU đã thông qua chương trình phân bổ hạn ngạch người nhập cư với mục tiêu tái định cư cho 160.000 người tị nạn năm 2015.  

Các quốc gia Trung và Đông Âu “lắc đầu từ chối” không tiếp nhận người tỵ nạn là bởi họ cho rằng việc áp đặt hạn ngạch lên các quốc gia thành viên có chủ quyền là phi lý và không thể chấp nhận được.

Đó còn chưa kể tới việc Trung và Đông Âu còn là những nước nghèo khó ở châu Âu. Song, lý do quan trọng hơn, đó là những lo ngại mới về nguy cơ an ninh tiềm ẩn.

Một loạt các cuộc tấn công khủng bố đẫm máu tại một số nước Tây Âu thời gian gần đây, trong đó có các vụ tấn công ở Anh, Đức làm dấy lên những lo ngại về các cuộc khủng bố tương tự tại các quốc gia Trung và Đông Âu.

 Đây cũng là lý do tại sao đến nay, mục tiêu nêu trên chưa thể hoàn thành. Đến tháng 7 năm nay, mới chỉ có 24.000 người tị nạn được chuyển từ Hy Lạp và Italia sang các nước thành viên khác. 

Giới phân tích cho rằng phán quyết của Tòa án Tư pháp Châu Âu sẽ khiến tình hình thêm căng thẳng, bởi nó gây thêm mâu thuẫn giữa các nước thành viên trong Liên minh Châu Âu và có thể khiến Hungari và Slovakia phản ứng gay gắt hơn.

EU vốn đang phải gồng mình xử lý hậu quả của việc Anh rời khỏi khối, nay gánh thêm những thách thức trên, sẽ không dễ dàng gì vượt qua trở ngại trước mắt./.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhập cư cao kỷ lục, Australia bắt đầu thắt chặt thị thực với du học sinh

Australia sẽ bắt đầu thực thi các quy định chặt chẽ hơn về thị thực đối với sinh viên nước ngoài từ cuối tuần này, khi dữ liệu chính thức cho thấy lượng người di cư đến Australia đã đạt mức cao kỷ lục mới, điều này được cho là có thể làm trầm trọng thêm thị trường nhà cho thuê vốn đã căng thẳng của Australia.

Nhập cư cao kỷ lục, Australia bắt đầu thắt chặt thị thực với du học sinh
Nóng cuộc chiến săn nhân tài AI tại châu Âu

Làn sóng khởi nghiệp về trí tuệ nhân tạo (AI) đang làm nóng cuộc chiến giành nhân tài ở lĩnh vực kỹ thuật tại châu Âu, khiến các công ty như Google DeepMind đau đầu lựa chọn giữa việc trả nhiều tiền hơn hoặc đánh mất những "bộ não" giỏi nhất của mình.

Nóng cuộc chiến săn nhân tài AI tại châu Âu
Thông tin doanh nghiệp
Đầu tư định cư Châu Âu: Quyền lợi và các chương trình HOT hiện nay

Chương trình tư vấn Đầu tư định cư Châu Âu đang trở thành một trong những lựa chọn nhanh chóng để người nước ngoài có thể sở hữu đầy đủ quyền lợi như một công dân của nước định cư: tự do di chuyển trong 27 quốc gia thuộc Hiệp ước Schengen mà không cần đến visa, quyền lợi sống tại bất kỳ quốc gia thành viên EU nào.

Đầu tư định cư Châu Âu Quyền lợi và các chương trình HOT hiện nay
WHO: Số ca mắc bệnh sởi tăng vọt ở châu Âu

Số ca mắc bệnh sởi đã tăng vọt ở châu Âu trong năm 2023 lên 42.200 ca, cao hơn gần gấp 45 lần so với một năm trước đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết; đồng thời kêu gọi các nỗ lực tiêm chủng khẩn cấp để ngăn chặn sự lây lan.

WHO Số ca mắc bệnh sởi tăng vọt ở châu Âu

TIN MỚI

Return to top