EU chính thức trừng phạt thêm Nga vì Ukraine
TTH.VN - Các nước thành viên của Liên minh châu Âu (EU) ngày 8/9 đã chính thức phê chuẩn các lệnh trừng phạt mới đối với Nga vì cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Rosneft là một trong những công ty bị nhắm tới trong đợt trừng phạt mới của EU.
Các lệnh trừng phạt mới bao gồm giới hạn đối các công ty dầu khí nhà nước Nga quyên tiền ở các thị trường tài chính châu Âu.
Tuy nhiên, lệnh trừng phạt sẽ có hiệu lực “trong vòng vài ngày tới”, chứ không phải vào ngày hôm nay như mong đợi.
Các lệnh trừng phạt được đưa ra khi Ukraine và phương Tây cáo buộc Nga đưa quân vào hỗ trợ cho lực lượng ly khai ở miền đông Ukriane. Tuy nhiên Nga luôn phủ nhận cáo buộc này.
Chủ tịch Hội đồng EU Herman van Rompuy cho rằng các biện pháp trừng phạt nhằm “khuyến khích sự thay đổi trong hành động gây bất ổn miền đông Ukraine của Nga”.
Tuy nhiên, khối 28 thành viên EU hiện vẫn còn chần chừ về thời điểm áp dụng trừng phạt, để có thời gian đánh giá việc áp dụng thỏa thuận ngừng bắn ở miền đông Ukraine, mới đạt được giữa chính phủ Kiev và lực lượng ly khai vào thứ sáu vừa qua.
“Dựa vào tình hình trên thực địa, EU sẵn sàng xem xét lại toàn bộ hoặc một phần các lệnh trừng phạt đã được nhất trí”, ông van Rompuy cho hay.
Ngành khí đốt không bị ảnh hưởng bởi loạt trừng phạt mới. Tuy nhiên, công ty dầu lửa nhà nước Nga Rosneft đã bị Mỹ trừng phạt.
Nga cảnh báo có thể cấm cửa các chuyến bay quốc tế bay qua không phận nước này, nếu châu Âu thực thi các lệnh trừng phạt mới.
Giới ngoại giao cho rằng gói trừng phạt mới sẽ gây tổn thất cho công ty dầu khí Nga Rosneft và Transneft cùng tập đoàn Gazprom.
Tiếp cận thị trường tại chính của họ sẽ bị giới hạn, nhất là với Rosneft, khi vào tháng trước họ đã yêu cầu chính phủ cho vay 25,2 tỷ USD.
Trung Anh (Theo Dân Trí)
- Nước là cốt lõi của sự phát triển bền vững (21/03)
- Hi vọng cho Sri Lanka: IMF sắp giải ngân đợt đầu tiên trong gói cứu trợ 2,9 tỷ USD (21/03)
- Amazon công bố kế hoạch sa thải thêm 9.000 nhân viên (21/03)
- Cuba bắt đầu mở cửa cho doanh nghiệp thương mại có vốn nước ngoài (21/03)
- 190 triệu trẻ em đứng trước nguy cơ từ khủng hoảng liên quan đến nước (20/03)
- Bảo vệ tính bền vững bất chấp nghịch cảnh ở châu Á - Thái Bình Dương (20/03)
- Sớm cho trẻ ăn bơ đậu có thể giúp giảm 77% nguy cơ dị ứng với đậu phộng (20/03)
- Quan hệ hợp tác Việt Nam-Bỉ đang ở thời kỳ phát triển tốt đẹp nhất (20/03)
-
Nước là cốt lõi của sự phát triển bền vững
- Hi vọng cho Sri Lanka: IMF sắp giải ngân đợt đầu tiên trong gói cứu trợ 2,9 tỷ USD
- 190 triệu trẻ em đứng trước nguy cơ từ khủng hoảng liên quan đến nước
- Bảo vệ tính bền vững bất chấp nghịch cảnh ở châu Á - Thái Bình Dương
- Khoảng 10 triệu trẻ em châu Phi đang cần hỗ trợ nhân đạo
- Ấn Độ khéo léo dẫn dắt, lãnh đạo Nhóm G20
-
Anh tung gói cải cách trị giá hàng tỷ bảng để thúc đẩy lực lượng lao động
- EU-Thái Lan tái khởi động đàm phán về FTA tự do và cân bằng
- Quan hệ hợp tác Việt Nam-Bỉ đang ở thời kỳ phát triển tốt đẹp nhất
- Khoảng 10 triệu trẻ em châu Phi đang cần hỗ trợ nhân đạo
- Sớm cho trẻ ăn bơ đậu có thể giúp giảm 77% nguy cơ dị ứng với đậu phộng
- EU công bố kế hoạch để dẫn đầu cuộc cách mạng công nghiệp xanh