ClockThứ Năm, 01/03/2018 11:03

EU đánh giá cao tầm quan trọng của Việt Nam trong chiến lược đối ngoại ở châu Á

Các quan chức cấp cao EU đánh giá cao vai trò của Việt Nam trong chiến lược đối ngoại của EU tại châu Á, đồng thời cam kết sẽ đồng hành và hỗ trợ sự phát triển của Việt Nam trong tương lai.

Việt Nam là một trong những thị trường tiềm năng nhấtTổng thống Mỹ Trump cảm ơn về “ngày tuyệt vời” ở Việt NamViệt Nam là ưu tiên trong chính sách hướng Đông của Ai CậpViệt Nam - Lào ký kết 4 văn kiện hợp tácNăm mới Việt Nam sẽ là đầu tàu của Đông Nam Á

Ông Stefano Manservisi (giữa) trong cuộc gặp gỡ báo chí ngày 28/2 (Ảnh: Đức Hoàng)

Ông Stefano Manservisi, Tổng Cục trưởng Tổng Cục Hợp tác Quốc tế và Phát triển thuộc Ủy ban châu Âu, và ông Gunnar Wiegand, Giám đốc Điều hành Khu vực châu Á- Thái Bình Dương thuộc Cơ ngoại Ngoại giao Liên minh châu Âu, ngày 28/2 đã có cuộc gặp gỡ với báo chí nhân chuyến thăm Việt Nam và chia sẻ về nội dung chương trình viện trợ trị giá 108 triệu Euro nhằm hỗ trợ chính sách ngành năng lượng của Việt Nam.

Đây là chuyến thăm tiếp nối kết quả của những công du gần đây của các quan chức cấp cao liên minh châu Âu tới Việt Nam. Ông Manservisi cho biết ông đã có các cuộc gặp gỡ các quan chức cấp cao của Việt Nam tại các bộ, ban, ngành nhằm cùng đánh giá hiệu quả chương trình hợp tác giữa EU và Việt Nam, cũng như bàn về kế hoạch trong tương lai để củng cố mối quan hệ bền chặt hơn nữa.

Theo đó, chương trình viện trợ trị giá 108 triệu Euro nằm trong gói tổng ngân sách 400 triệu Euro nhằm hỗ trợ các hạng mục cải cách ngành năng lượng cùng quản trị công về kinh tế và tư pháp của Việt Nam. Đây là nội dung thuộc trong chương trình “Viện trợ đa niên” (MIP) mà EU cung cấp cho Việt Nam giai đoạn 2014 - 2020,

Ông Manservisi cho biết ông rất ấn tượng về sự phát triển của Việt Nam trong những năm gần đây trong nỗ lực nâng cao thu nhập của người dân và bắt đầu quá trình “tốt nghiệp” tài trợ vốn viện trợ không hoàn lại ODA.

Ông Manservisi hy vọng trong tương lai Việt Nam và EU sẽ giữ vững mối quan hệ đối tác chiến lược và EU vẫn sẽ hỗ trợ cho sự phát triển của Việt Nam trong tương lai. Ông cho biết EU sẽ vẫn tiếp tục đồng hành cùng Việt Nam với hình thức hỗ trợ khác như đầu tư công, hỗ trợ kỹ thuật, và mở rộng các lĩnh vực có thể đầu tư trong tương lai với tôn chỉ hiệu quả được đặt lên hàng đầu.

Ông Manservisi nhấn mạnh Hiệp Định Đối Tác và Hợp Tác Toàn Diện EU-Việt Nam (PCA) đã được thực thi và hoàn thiện để triển khai. Song song với đó, hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam (EVFTA) đã hoàn thành đàm phán và đang trong giai đoạn hoàn thiện về mặt kỹ thuật để chuẩn bị tiến tới giai đoạn ký kết.

Tuy nhiên, khi nhìn nhận lại tiến độ thực hiện chương trình hợp tác giữa EU và Việt Nam, cụ thể là chương trình MIP, ông Manservisi cho rằng việc thực thi có đôi chút chậm trễ so với kế hoạch ở lĩnh vực cải cách tư pháp. Ông hy vọng sẽ có những cải tổ cẩn thiết trong việc đơn giản hóa thủ tục hành chính nhằm đẩy nhanh tiến độ hợp tác giữa 2 phía.

Ông Manservisi cũng khẳng định quan điểm của EU rằng khi hợp tác với Việt Nam, rằng EU mong muốn đôi bên sẽ cùng đối thoại và thấu hiểu lẫn nhau ở mức cao nhất. EU sẽ lắng nghe với tư cách bên hỗ trợ cho Việt Nam và tôn trọng quyền làm chủ với các dự án do Việt Nam thực thi trên cơ sở hiểu rõ về định hướng và mong muốn của Việt Nam và chia sẻ những kinh nghiệm của EU về các lĩnh vực.

Tổng Cục trưởng Tổng Cục hợp tác Phát triển của Ủy ban châu Âu Stefano Manservisi (Ảnh: Phái đoàn liên minh châu Âu tại Việt Nam)

Trước đó, ngày 27/2, Ủy ban Châu Âu và Bộ Công Thương chính thức ra mắt Hợp phần Hỗ trợ Kỹ thuật Ngành Năng lượng EU - Việt Nam. Đây là một hợp phần hỗ trợ kỹ thuật cho công tác triển khai Chương trình Hỗ trợ Chính sách Ngành Năng lượng trị giá 108 triệu Euro của Liên minh Châu Âu.

Theo ông Manservisi, chương trình trị giá 108 triệu Euro này của EU sẽ không chỉ giúp Chính phủ Việt Nam đạt được mục tiêu đề ra trong Chương trình Cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo giai đoạn 2013 - 2020, mà còn giúp tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực năng lượng nhằm tạo điều kiện cho sự chuyển đổi hướng tới phát triển một ngành năng lượng bền vững hơn ở Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang gây ra tác động mạnh mẽ tới nhiều lĩnh vực.

Theo Dân Trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến trường kỳ chín năm chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ.

Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ
Đón dòng vốn FDI dịch chuyển sang Việt Nam

Năm 2024 được dự báo là điểm khởi đầu của làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lần thứ tư vào Việt Nam. Nhiều địa phương đã chủ động chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết để sẵn sàng đón dòng vốn ngoại, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Đón dòng vốn FDI dịch chuyển sang Việt Nam
Tổ chức Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu lần thứ 10

Tiếp nối thành công 9 năm, Ban dự án Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu tiếp tục phối hợp với các tổ chức, cá nhân, Hội đoàn, cộng đồng kiều bào, các nhà trí thức, khoa học và bạn bè quốc tế tổ chức trực tiếp và trực tuyến Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu - Lễ Giỗ Tổ và vinh danh con cháu Vua Hùng toàn cầu 2024 với chủ đề “Hoà bình - Di nguyện của tổ tiên”.

Tổ chức Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu lần thứ 10
Return to top