Thế giới

EU kết thúc 12 năm giám sát tài chính với Hy Lạp sau khủng hoảng nợ

ClockChủ Nhật, 21/08/2022 07:40
Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis khẳng định 12 năm vốn mang đến nhiều khó khăn cho người dân, khiến nền kinh tế chững lại cũng như làm gia tăng xung đột xã hội nay đã kết thúc.

EU cân nhắc tiếp nhận 1.500 trẻ tị nạn ở Hy LạpEU cung cấp 700 triệu euro cho Hy Lạp nhằm chặn khủng hoảng tị nạn

Thủ đô Athens của Hy Lạp. (Nguồn: Wikipedia)

Ngày 20/8, Hy Lạp xác nhận đã chính thức chấm dứt giai đoạn 12 năm qua chịu sự giám sát tăng cường về tài chính của Liên minh châu Âu (EU) sau cuộc khủng hoảng nợ công nghiêm trọng, qua đó giúp Athens giờ đây có quyền tự chủ lớn hơn trong đối chính sách kinh tế của nước này.

Trong một tuyên bố được phát truyền hình, Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis khẳng định 12 năm vốn mang đến nhiều khó khăn cho người dân, khiến nền kinh tế chững lại cũng như làm gia tăng xung đột xã hội nay đã kết thúc.

Theo ông, Hy Lạp giờ đây đang đứng trước chân trời mới, với sự phát triển, đoàn kết và thịnh vượng cho tất cả người dân. 

Hy Lạp đã chìm sâu trong khủng hoảng kinh tế và phải thực thi cải cách cùng chính sách siết chặt chi tiêu từ năm 2010 để đổi lấy các gói cứu trợ tài chính trị giá hơn 260 tỷ euro của EU và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) trong giai đoạn 2010-2015.

Tháng 8/2018, Cơ chế bình ổn châu Âu đã xác nhận Hy Lạp không còn phụ thuộc vào các gói cứu trợ, nhưng vẫn chịu sự giám sát tăng cường của EU nhằm tiếp tục thực hiện các biện pháp hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng bền vững.

Theo dự báo của Ủy ban châu Âu (EC), kinh tế Hy Lạp sẽ tăng trưởng khoảng 4% trong năm nay, cao hơn so với mức trung bình 2,6% của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).

Tuy nhiên,tỷ lệ thất nghiệp của Hy Lạp vẫn ở mức cao nhất trong EU, mức lương tối thiểu cũng thuộc hàng thấp nhất trong khi nợ công của nước này tương đương 180% tổng sản phẩm quốc nội (GDP)./. 

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại

Liên minh châu Âu (EU) và Philippines ngày 18/3 cho biết, họ sẽ nối lại các cuộc đàm phán về một hiệp định thương mại tự do, trong bối cảnh EU tìm cách nắm bắt tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn của khu vực châu Á và tiếp cận các nguyên liệu thô quan trọng.

EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại
NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN CHÂU Á (ADB):
Hội nhập kinh tế tại châu Á - Thái Bình Dương “xếp hạng gần” với EU

Trong một thế giới mà các khoảng cách ngày càng thu hẹp, khu vực châu Á - Thái Bình Dương là minh chứng cho sức mạnh của hội nhập kinh tế và xã hội. Hội nhập kinh tế ở khu vực này "hiện đang được xếp hạng gần" với Liên minh châu Âu (EU) về chuỗi giá trị khu vực và hội nhập xã hội, theo một báo cáo do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố ngày 26/2.

Hội nhập kinh tế tại châu Á - Thái Bình Dương “xếp hạng gần” với EU
Return to top