EU kêu gọi đóng cửa biên giới bên ngoài khối đến giữa tháng 6
TTH - Tin từ DW cho biết, Ủy ban châu Âu (EC) kêu gọi các quốc gia thành viên EU duy trì các lệnh cấm du lịch đối với các hoạt động đi lại không thiết yếu từ bên ngoài vào khối. Các quan chức EU cũng khẳng định, phải ưu tiên khôi phục việc đi lại thuận tiện giữa các nước trong khối.
EU sẽ tiếp tục đóng cửa biên giới ngoài khối đến 15/6. Ảnh minh hoạ: Hanoimoi
Cụ thể, EC đề nghị mở rộng các hạn chế nhập cảnh đối với các công dân không thuộc EU ở biên giới bên ngoài của khối cho đến ngày 15/6 tới, nói rằng "tình hình vẫn còn mong manh ở cả châu Âu và trên toàn thế giới".
Hồi tháng 3, các nước EU đã đồng ý đóng cửa biên giới bên ngoài khối với các công dân không thuộc EU trong một nỗ lực nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus SARS-CoV-2. Ủy ban châu Âu đã dẫn đầu các nỗ lực đóng cửa biên giới bên ngoài ngay sau khi Mỹ đình chỉ tất cả các chuyến đi của các công dân châu Âu.
Ngoài ra, du lịch trong nội khối và khu vực Schengen miễn thị thực sẽ được ưu tiên hơn so với du lịch không thiết yếu từ các quốc gia ngoài EU. Vấn đề đặt ra hiện nay là ít nhất 17 quốc gia trong khu vực Schengen đang áp dụng nhiều mức độ hạn chế đi lại khác nhau, DW cho biết.
"Hạn chế về di chuyển tự do và kiểm soát biên giới nội khối sẽ cần được dỡ bỏ dần dần trước khi có thể dỡ bỏ các hạn chế ở biên giới bên ngoài và đảm bảo quyền nhập cảnh vào EU cho các công dân không thuộc EU trong các hoạt động du lịch không thiết yếu", Ủy viên châu Âu phụ trách các vấn đề nội vụ Ylva Johansson nói. Bà cũng khẳng định, việc khôi phục hoạt động bình thường của khu vực Schengen là mục tiêu đầu tiên của EC ngay khi tình hình sức khỏe cho phép.
Từ khi dịch COVID-19 bùng phát, nhiều quốc gia trên toàn thế giới đã ban hành những hạn chế nghiêm ngặt đối với việc đi lại không cần thiết. Ở châu Âu, các biện pháp này đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho các nền kinh tế trên khắp lục địa và khiến ngành công nghiệp du lịch suy giảm mạnh.
EC cho biết: "Bất kỳ sự kéo dài nào nữa của việc hạn chế đi lại sau ngày 15/6/2020 sẽ cần phải được đánh giá lại, dựa trên những tiến triển của tình hình dịch tễ học".
TỐ QUYÊN
(Lược dịch từ DW)
- ASEAN và Ấn Độ thông qua kế hoạch công tác du lịch 2023-2027 (05/02)
- Chuyển đổi hệ thống lương thực là yếu tố quan trọng hướng tới phát triển bền vững (05/02)
- ASEAN+3 thúc đẩy phục hồi và phát triển du lịch bền vững (05/02)
- UNICEF: 8 xu hướng sẽ tác động đến trẻ em trong năm 2023 (05/02)
- Indonesia sẵn sàng tổ chức đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (04/02)
- Việc tái thiết ngọn tháp của Nhà thờ Đức Bà (Paris) sẽ hoàn thành vào cuối năm (04/02)
- Hướng tới hệ thống an ninh toàn cầu bình đẳng (04/02)
- Đối thoại quốc gia toàn diện là chìa khóa để giải quyết vấn đề ở Myanmar (04/02)
-
ASEAN và Ấn Độ thông qua kế hoạch công tác du lịch 2023-2027
- Chuyển đổi hệ thống lương thực là yếu tố quan trọng hướng tới phát triển bền vững
- ASEAN+3 thúc đẩy phục hồi và phát triển du lịch bền vững
- Indonesia sẵn sàng tổ chức đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông
- Việc tái thiết ngọn tháp của Nhà thờ Đức Bà (Paris) sẽ hoàn thành vào cuối năm
- Hướng tới hệ thống an ninh toàn cầu bình đẳng
- Đối thoại quốc gia toàn diện là chìa khóa để giải quyết vấn đề ở Myanmar
- Chặng đường đồng hành Việt-Lào in đậm dấu ấn của ĐCS Việt Nam
- Hongkong ưu đãi 500.000 vé máy bay miễn phí cho du khách nước ngoài
- EU có thể tài trợ 50% cho đường ống dẫn khí giữa Tây Ban Nha và Pháp
-
Thái Lan phát miễn phí 95 triệu bao cao su trước thềm Valentine
- OPEC+ giữ nguyên mức cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng mỗi ngày
- Lào tiếp tục trong danh sách các điểm đến du lịch hấp dẫn nhất
- Indonesia bắt đầu nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN 2023
- Mỹ: Cựu Tổng thống D.Trump khởi động chiến dịch tái tranh cử
- IMF hạ dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế khu vực ASEAN
- Việt Nam sẽ dự Diễn đàn du lịch ASEAN 2023 tại Indonesia
- Châu Phi cam kết chấm dứt AIDS ở trẻ em vào năm 2030
- Chặng đường đồng hành Việt-Lào in đậm dấu ấn của ĐCS Việt Nam
- Nhiều người châu Á trì hoãn việc nghỉ hưu không phải chỉ vì lương