ClockThứ Tư, 10/02/2016 07:05

EU kêu gọi Hy Lạp, Italy hành động nhiều hơn trong khủng hoảng tị nạn

TTH.VN - Liên minh châu Âu (EU) ngày 10/2 kêu gọi Hy Lạp và Italy cần làm nhiều hơn để kiểm soát dòng người tị nạn qua Địa Trung Hải.

Người tị nạn trên một chiếc thuyền cao su gần hòn đảo Lesbos của Hy Lạp. Ảnh: Reuters

Lời kêu gọi của các nhà lãnh đạo EU được đưa ra ngày hôm (10/2), trong bối cảnh áp lực ngày càng gia tăng để kiểm soát cuộc khủng hoảng tị nạn trước khi thời tiết ấm áp của mùa xuân sẽ khuyến khích một sự đột biến của những người mới đến.

Hơn một triệu người tị nạn đã đến châu Âu hồi năm ngoái, gây ra áp lực khổng lồ về an ninh và hệ thống xã hội ở một số nước thành viên EU, thậm chí tạo nên những rạn nứt sâu trong khối 28 quốc gia.

“Nếu một nửa các quyết định, nghị quyết mà Liên minh châu Âu đưa ra vào năm ngoái được thực hiện, tình hình bây giờ sẽ tốt hơn nhiều. Các cơ chế đã có, quyết định đã được thông qua, ... các nước đã cam kết, nhưng tiếc là nhiều nước châu Âu không làm đúng cam kết của họ. Họ cần phải làm nhiều hơn, họ cần phải làm những gì họ đã đồng ý làm”, William Spindler, phát ngôn viên của Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn (UNHCR) cho biết.

Hầu hết người tị nạn từ Trung Đông và châu Phi đến châu Âu qua Hy Lạp và Italy. Cả hai quốc gia này vẫn đang trong quá trình phục hồi từ cuộc khủng hoảng nợ châu Âu, đồng thời phải chịu sự chỉ trích từ những nước khác trong khối vì không quản lý tốt dòng người đi vào khu vực miễn thị thực Schengen. Trong khi đó, Hy Lạp và Italy nói rằng con số này là quá lớn để kiểm soát.

Cũng trong hôm nay (10/2), Ủy ban châu Âu (EC) sẽ thông qua “báo cáo tiến độ” để chuẩn bị sẵn sàng cho hội nghị thượng đỉnh dự kiến diễn ra vào ngày 18-19/2 tới đây, theo một quan chức EU.

Trong đó, hội nghị sẽ tập trung thảo luận việc Hy Lạp và Italy thiết lập các khu vực “điểm nóng” để sàng lọc người mới đến. Nếu 28 nước thành viên EU thông qua quyết định này, Athens sẽ có 3 tháng để sửa chữa thiếu sót hoặc khu vực Schengen có thể sẽ bị đình chỉ cho đến 2 năm.

Thanh Ngân (lược dịch từ Reuters & Globalheadlines)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại

Liên minh châu Âu (EU) và Philippines ngày 18/3 cho biết, họ sẽ nối lại các cuộc đàm phán về một hiệp định thương mại tự do, trong bối cảnh EU tìm cách nắm bắt tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn của khu vực châu Á và tiếp cận các nguyên liệu thô quan trọng.

EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại
NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN CHÂU Á (ADB):
Hội nhập kinh tế tại châu Á - Thái Bình Dương “xếp hạng gần” với EU

Trong một thế giới mà các khoảng cách ngày càng thu hẹp, khu vực châu Á - Thái Bình Dương là minh chứng cho sức mạnh của hội nhập kinh tế và xã hội. Hội nhập kinh tế ở khu vực này "hiện đang được xếp hạng gần" với Liên minh châu Âu (EU) về chuỗi giá trị khu vực và hội nhập xã hội, theo một báo cáo do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố ngày 26/2.

Hội nhập kinh tế tại châu Á - Thái Bình Dương “xếp hạng gần” với EU
Return to top