ClockThứ Hai, 12/12/2016 06:41

EU, Mali ký thỏa thuận hồi hương người di cư

TTH.VN - Liên minh châu Âu (EU) ngày hôm qua (11/12) ký kết một thỏa thuận với chính phủ Mali nhằm tạo điều kiện cho sự trở về của những người di cư đã đến bờ biển của châu Âu nhưng yêu cầu tị nạn đã bị từ chối.

EU, Belarus thiết lập quan hệ đối tác linh hoạt để kiểm soát dòng người di cưEU nhất trí giành ngân sách cao hơn để giải quyết vấn đề di cưEU cấp viện trợ kỷ lục 348 triệu euro cho người tị nạn Syria ở Thổ Nhĩ Kỳ

Những người di cư từ Mali ngồi trong một cantine bên ngoài trại Moria trên đảo Lesbos của Hy Lạp, vào ngày 20/9/2016. Ảnh: AFP / Louisa Gouliamaki

"Đây là lần đầu tiên EU thiết lập một cơ chế đặc biệt như vậy với một nước châu Phi liên quan đến việc đưa những người tị nạn thất bại trở về", một tuyên bố của Bộ Ngoại giao Hà Lan, đơn vị đã ký thỏa thuận thay mặt cho EU tuyên bố.

Hiệp định này tìm cách chống lại "những nguyên nhân gốc rễ của việc di cư bất hợp pháp" và "cho phép người di cư Mali trở về từ châu Âu", tuyên bố nêu rõ.

Thỏa thuận này được đưa ra sau hội nghị thượng đỉnh ở thủ đô Maltese, Valletta hồi tháng 11/2015, khi các nhà lãnh đạo EU nhất trí với các đối tác châu Phi thành lập một quỹ 1,8 tỷ euro (khoảng 1,9 tỷ USD) để giúp giải quyết nguyên nhân gốc rễ của vấn nạn di cư.

Đổi lại, các nước châu Phi sẽ đẩy mạnh kiểm soát biên giới và chấp nhận việc hồi hương của những người đã đến châu Âu nhưng được đánh giá là không có quyền ở lại.

Thỏa thuận EU-Mali đặt nền móng cho các chương trình nhằm giúp các bạn trẻ tìm được việc làm, và tìm cách để tăng cường lực lượng an ninh của đất nước.

Ngoài ra, Mali và các quốc gia láng giềng đang dự kiến ​​sẽ đẩy mạnh cuộc chiến chống nạn buôn người, song song với việc cải thiện an ninh biên giới của các nước.

AFP cho biết, tổng cộng có 9 dự án, với ngân sách 145,1 triệu euro đã được thông qua.

Theo thỏa thuận, "công chức Mali sẽ công du đến các quốc gia thành viên EU để giúp xác định danh tính của những người di cư, nhằm tăng tốc việc đưa họ trở vê", tuyên bố nói.

Số người di cư từ các quốc gia châu Phi - bao gồm Mali, Nigeria và Gambia - những người đãnh cược mạng sống của mình trên biển trong một nỗ lực tuyệt vọng để đến châu Âu đã tăng lên đáng kể trong những năm gần đây, con số chính thức cho thấy.

Thỏa thuận EU-Mali sẽ được đệ trình tại Brussels vào hôm nay, được cho là việc "cần thiết", theo lời Bộ trưởng Ngoại giao Hà Lan Bert Koenders - đất nước sẽ giữ chức chủ tịch luân phiên của EU từ đầu năm 2017.

Tố Quyên (Lược dịch từ AFP & CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại

Liên minh châu Âu (EU) và Philippines ngày 18/3 cho biết, họ sẽ nối lại các cuộc đàm phán về một hiệp định thương mại tự do, trong bối cảnh EU tìm cách nắm bắt tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn của khu vực châu Á và tiếp cận các nguyên liệu thô quan trọng.

EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại
NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN CHÂU Á (ADB):
Hội nhập kinh tế tại châu Á - Thái Bình Dương “xếp hạng gần” với EU

Trong một thế giới mà các khoảng cách ngày càng thu hẹp, khu vực châu Á - Thái Bình Dương là minh chứng cho sức mạnh của hội nhập kinh tế và xã hội. Hội nhập kinh tế ở khu vực này "hiện đang được xếp hạng gần" với Liên minh châu Âu (EU) về chuỗi giá trị khu vực và hội nhập xã hội, theo một báo cáo do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố ngày 26/2.

Hội nhập kinh tế tại châu Á - Thái Bình Dương “xếp hạng gần” với EU
Cuộc khủng hoảng Biển Đỏ: Các nhà bán lẻ yêu cầu EU hành động nhiều hơn

Tổ chức thương mại đại diện cho các doanh nghiệp bán sỉ và bán lẻ trên toàn Liên minh châu Âu (EuroCommerce) vừa lên tiếng kêu gọi các tổ chức và quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu (EU) giải quyết cuộc khủng hoảng Biển Đỏ đã làm gián đoạn hoạt động thương mại. Đồng thời, trong một lá thư gửi đến Bộ trưởng Ngoại giao Bỉ, EuroCommerce cho biết, cuộc khủng hoảng này đã gây ra “những tác động to lớn” đến các doanh nghiệp.

Cuộc khủng hoảng Biển Đỏ Các nhà bán lẻ yêu cầu EU hành động nhiều hơn
Return to top