Thế giới

EU, Mỹ tạm thời nới lỏng một số biện pháp trừng phạt Belarus

ClockThứ Sáu, 30/10/2015 07:27
TTH.VN - Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ ngày hôm qua (29/10) cho biết tạm thời giảm bớt một số biện pháp trừng phạt Belarus sau khi nước này phóng thích các tù nhân chính trị, theo tin từ Reuters.


Hình ảnh Tổng thống Lukashenko trên một toà nhà ở Belarus. Ảnh: AFP

Liên minh châu Âu cho biết tạm ngưng các lệnh cấm vận đối với Belarus trong 4 tháng kể từ ngày mai (31/10), bao gồm cả với Tổng thống độc tài Alexander Lukashenko, người đã thực hiện tốt những lời hứa trong việc mở cửa với châu Âu.

Trong một tuyên bố khẳng định quyết định trên, Liên minh châu Âu ghi nhận "bối cảnh hiện nay đã cải thiện mối quan hệ EU-Belarus".

Chính phủ các nước EU sẽ "tạm ngưng lệnh đóng băng tài sản và cấm đi lại áp dụng cho 170 cá nhân và lệnh đóng băng tài sản của 3 tổ chức ở Belarus trong 4 tháng", Hội đồng của Liên minh châu Âu tuyên bố.

Trong khi đó, Bộ Tài chính Mỹ cũng cho biết, bắt đầu từ ngày mai sẽ cho phép hầu hết các giao dịch với 9 tổ chức bị xử phạt ở Belarus trong 6 tháng tới.

Tại Washington, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao John Kirby cho biết, Hoa Kỳ tiến hành dộng thái trên "trước những động thái tích cực của chính phủ Belarus vì đã phóng thích tất cả 6 tù nhân chính trị vào ngày 22/8 vừa qua".

Ông cho rằng, bước đi này "mở ra cánh cửa để mở rộng quan hệ thương mại" và khuyến khích Chính phủ Belarus phải làm nhiều hơn "để cải thiện thành tích đối với nhân quyền và dân chủ".

Động thái tạm ngưng các biện pháp xử phạt này của EU sẽ được công bố trong tạp chí chính thức của EU vào hôm nay, và có hiệu lực từ ngày mai – 31/10/2015, theo thông tin đầu tiên của Reuters.

Bảo Nghi (lược dịch từ Reuters)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến

Nắng nóng kỷ lục ở Philippines trong tháng này đã buộc các trường học phải cho học sinh về nhà để học trực tuyến, làm sống lại ký ức về đợt phong tỏa do đại dịch COVID-19 và làm dấy lên lo ngại rằng thời tiết khắc nghiệt hơn trong những năm tới có thể làm sâu sắc thêm sự bất bình đẳng về giáo dục.

Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến
Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024

Theo dự báo của hãng tư vấn kinh tế Oxford Economics, giá hàng hóa thực phẩm thế giới sẽ ghi nhận sự sụt giảm trong năm nay, làm giảm áp lực lên giá bán lẻ thực phẩm. Động lực chính đằng sau sự sụt giảm này là “nguồn cung dồi dào” đối với nhiều loại cây trồng quan trọng, đặc biệt là lúa mì và ngô.

Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024
Châu Phi cần 277 tỷ USD/năm để thích ứng với khí hậu

Tham dự một hội nghị cấp cao về tài chính khí hậu, Chủ tịch nhóm Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) Akinwumi Adesina vừa lên tiếng kêu gọi hành động khẩn cấp khi biến đổi khí hậu tiếp tục tàn phá nhiều quốc gia châu Phi.

Châu Phi cần 277 tỷ USD năm để thích ứng với khí hậu
Tổ chức Lao động quốc tế (ILO):
Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu

Hơn 70% lực lượng lao động toàn cầu phải đối mặt với những rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng mỗi năm, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) ngày 22/4 cho biết; đồng thời lưu ý, các chính phủ sẽ cần phải hành động khi những con số tăng lên.

Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu
Return to top