Thế giới Thế giới
EU, Nhật Bản nhất trí thúc đẩy thỏa thuận thương mại song phương
TTH.VN - The Japantimes ngày hôm qua (18/2) dẫn lời Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida cho biết, ông và Cao ủy thương mại của Liên minh châu Âu (EU) Cecilia Malmstrom khẳng định quyết tâm nhằm nhanh chóng hoàn tất đàm phán tự do thương mại giữa các nền kinh tế Nhật - EU.
Nhật-EU nỗ lực đạt được thoả thuận tự do thương mại. Ảnh: AP.
"Chúng tôi khẳng định rằng, việc đạt được một thỏa thuận rộng lớn càng sớm càng tốt để chống lại chủ nghĩa bảo hộ là điều vô cùng quan trọng", Ngoại trưởng Kishida nói với các phóng viên sau cuộc gặp với ông Malmstrom ở Bonn, Đức.
Theo Ngoại trưởng Kishida, "chúng tôi nhất trí duy trì đàm phán và tiếp tục tiến trình hiện nay", và cho biết thêm rằng, ông và Cao uỷ thương mại của EU đã đồng ý kịp thời sắp xếp các vòng tiếp theo của cuộc đàm phán.
Trong khi một thỏa thuận rộng rãi đang trong tầm tay, các bên vẫn còn chia rẽ về một số khía cạnh trong việc tiếp cận thị trường và loại bỏ hàng rào thuế quan.
Cuộc họp, theo yêu cầu của phía EU, diễn ra bên lề Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao của Nhóm 20 nền kinh tế lớn tỏng hai ngày 17/2-18/2.
Các cuộc đàm phán thương mại Nhật-EU đang tiếp tục trong bối cảnh mối lo ngại ngày càng rõ nét sau chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ của tỷ phú Donald Trump hồi cuối tháng 11/2016, với phương châm "nước Mỹ là ưu tiên hàng đầu" là một phần của chủ nghĩa bảo hộ đang lan rộng trên toàn thế giới.
Ngoài ra, 2 phía còn chịu áp lực để đạt thỏa thuận trước khi các cuộc bầu cử tại các quốc gia lớn ở châu Âu sẽ diễn ra năm nay. Pháp sẽ tiến hành vòng đầu tiên của cuộc bầu cử Tổng thống vào tháng 4, trong khi Đức đang chuẩn bị cho một cuộc bầu cử liên bang vào tháng 9 tới.
Theo một nguồn tin ngoại giao Pháp, có thể sẽ khá khó khăn để hoàn tất thỏa thuận vào cuối năm nếu các cuộc đàm phán không kết thúc sớm.
Các nhà đàm phán EU yêu cầu việc tiếp cận thị trường cho các sản phẩm từ sữa, thịt, gỗ và rượu vang của khối ở mức độ cao hơn so với mức mà Nhật Bản đã thỏa thuận trong Hiệp định TPP.
Trong khi đó, Nhật Bản cũng yêu cầu Liên minh châu Âu loại bỏ thuế đối với các sản phẩm xe hơi và thiết bị điện tử Nhật Bản, với mức thuế tương ứng 10% và 14% như hiện nay.
Theo TPP, Hoa Kỳ đồng ý loại bỏ mức thuế quan 2,5% đánh vào các ô tô nhập khẩu từ Nhật Bản trong hơn 25 năm qua.
Bảo Nghi (Lược dịch từ The Japantimes)
- Thông báo mới của WHO về viêm gan cấp, đậu mùa khỉ (25/06)
- Tổng Bí thư tiếp Đoàn đại biểu cấp cao Vương quốc Campuchia (25/06)
- Thiếu kỹ năng đang cản trở con đường phát triển của thanh niên ASEAN (25/06)
- Xem xét tăng cường viện trợ trong bối cảnh “siêu khủng hoảng” (24/06)
- COVID-19: Tiêm chủng giúp giảm hơn 1/2 số ca tử vong trên toàn cầu (24/06)
- Không ngừng vun đắp và gìn giữ mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Campuchia (24/06)
- ADB: Chuỗi cung ứng toàn cầu cần được nâng cấp vì tương lai (23/06)
- Nga-Thổ Nhĩ Kỳ đàm phán về tuyến đường xuất khẩu ngũ cốc từ Ukraine (23/06)
-
IATA: Ngành hàng không toàn cầu dự kiến sẽ có lãi vào năm 2023
- Bộ trưởng Y tế G20 bàn cách ứng phó các đại dịch trong tương lai
- Chủ nghĩa đa phương và hợp tác - hi vọng cho tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu
- Hàng triệu người bị mắc kẹt trong lũ ở Bangladesh và Ấn Độ
- Không còn quá nhiều yêu cầu đối với du khách quốc tế khi đến Thái Lan
- FDA Mỹ cân nhắc vaccine COVID-19 cho trẻ từ 6 tháng tuổi
-
222 triệu trẻ em trên toàn thế giới đang cần được hỗ trợ giáo dục
- Malaysia lần đầu trong hơn 1 năm không có ca tử vong trong ngày
- Israel ghi nhận tỷ lệ bệnh nhân COVID-19 chuyển nặng tăng 95%
- Châu Âu cân nhắc sử dụng than đá để đảm bảo nguồn cung khí đốt
- Không còn quá nhiều yêu cầu đối với du khách quốc tế khi đến Thái Lan
- Hàng triệu người bị mắc kẹt trong lũ ở Bangladesh và Ấn Độ