ClockThứ Ba, 13/09/2016 14:27

EU nhất trí giành ngân sách cao hơn để giải quyết vấn đề di cư

TTH.VN - Tin từ Reuters sáng nay (13/9) cho biết, các nước Liên minh châu Âu (EU) nhất trí giảm quỹ từ ngân sách EU dành cho các vùng nghèo của khối, trong khi sẽ tăng cường chi tiêu để quản lý dòng người di cư và thúc đẩy tăng trưởng.

EU tăng gấp đôi viện trợ khẩn cấp cho người tị nạn ở Hy LạpNgười tị nạn vẫn đổ về châu Âu, chính sách di cư của EU đã thất bại?Châu Âu bắt đầu gửi trả người di cư

Các khu nhà tạm, lều và container mà người di cư sinh sống ở Calais, Pháp, ngày 7/9/2016. Ảnh: Reuters

Trong một làn sóng di cư chưa từng có trong năm ngoái, 1,3 triệu người đã tới được bờ nam của EU, chủ yếu đến Đức từ Hy Lạp và Italia.

Với kế hoạch mới, tổng ngân sách di trú cho năm 2017 sẽ lên tới 5,2 tỷ euro, dự kiến ​​sẽ được dùng vào việc củng cố biên giới bên ngoài, tái định cư cho người tị nạn và giúp người di cư hoà nhập vào cộng đồng. Ngoài ra, 2,2 tỷ euro sẽ được dành để hỗ trợ cho bất kỳ hành động nào bên ngoài EU nhằm giải quyết nguyên nhân dẫn đến các dòng người tị nạn.

Chính phủ các nước EU cũng nhất trí tăng 9% ngân sách trong năm tới lên 19 tỷ euro để chi trả cho các dự án của EU nhằm thúc đẩy tăng trưởng và tạo việc làm, trong bối cảnh khối vẫn đang đấu tranh để giảm tỷ lệ thất nghiệp vốn ở mức cao sau khi cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007-2008.

Để bù đắp cho các khoản chi phí cao hơn dành cho người di cư và việc làm, EU đã đồng ý cắt giảm các khoản chi tiêu khác và cắt giảm kinh phí dành cho các khu vực kém phát triển nhất trong khối, chủ yếu ở Đông Âu, với mức cắt giảm gần 24% so với cùng kỳ năm trước.

Nhiều nhà ngoại giao cho rằng, các nước Đông Âu là những người hưởng lợi chính của các Quỹ phát triển và lo ngại rằng, quyết định này có thể mở đường cho việc cắt giảm nhiều hơn nữa trong những năm tới.

Hôm nay (13/9), Ủy ban châu Âu dự kiến sẽ đánh giá lại khung tài chính của EU cho giai đoạn 2014-2020, và có thể sẽ đề nghị một ngân sách linh hoạt hơn, ưu tiên cho các trường hợp khẩn cấp và cắt giảm chi phí cố định, Reuters cho biết thêm.

Bảo Nghi (Lược dịch từ Reuters & SMH)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại

Liên minh châu Âu (EU) và Philippines ngày 18/3 cho biết, họ sẽ nối lại các cuộc đàm phán về một hiệp định thương mại tự do, trong bối cảnh EU tìm cách nắm bắt tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn của khu vực châu Á và tiếp cận các nguyên liệu thô quan trọng.

EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại
Các nước ngoài OPEC+ sẽ dẫn đầu tăng trưởng sản lượng dầu năm 2024

Theo dự báo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), tăng trưởng sản lượng dầu và chất lỏng toàn cầu trong thời gian tới chủ yếu sẽ được thúc đẩy bởi các nước ngoài Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và đồng minh (OPEC+), dẫn đầu là Mỹ, Guyana, Canada và Brazil, bù đắp cho việc cắt giảm sản lượng tự nguyện của OPEC+.

Các nước ngoài OPEC+ sẽ dẫn đầu tăng trưởng sản lượng dầu năm 2024
TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO):
Phong vũ biểu hàng hóa tiếp tục cho thấy đà tăng yếu trong thương mại

Thương mại hàng hóa toàn cầu sẽ tiếp tục phục hồi khiêm tốn trong những tháng đầu năm 2024, nhưng có thể dễ dàng bị chệch hướng do các cuộc xung đột khu vực và căng thẳng địa chính trị, theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Phong vũ biểu hàng hóa tiếp tục cho thấy đà tăng yếu trong thương mại
Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC):
Triển vọng tăng trưởng tươi sáng hơn, nhưng rủi ro vẫn còn

Được thúc đẩy bởi chi tiêu của người tiêu dùng và chính phủ, cũng như ngành du lịch, nền kinh tế khu vực Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) được ước tính tăng trưởng 3,5% vào năm 2023, và dự kiến sẽ duy trì tăng trưởng ở mức 3,2% trong năm 2024, cao hơn so với các ước tính trước đó, theo Đơn vị Hỗ trợ Chính sách APEC (PSU).

Triển vọng tăng trưởng tươi sáng hơn, nhưng rủi ro vẫn còn
Cơ hội kích hoạt tăng trưởng

Thừa Thiên Huế đã, đang xuất hiện nhiều doanh nghiệp (DN) có năng lực trong ngành công nghiệp chế tạo, chế biến và lắp ráp ô tô. Các kế hoạch đầu tư, sản xuất, kinh doanh của những DN này sẽ trở thành cơ hội kích hoạt tăng trưởng kinh tế địa phương.

Cơ hội kích hoạt tăng trưởng
Return to top