Thế giới

EU nhất trí nới lỏng hạn chế đi lại trong mùa hè

ClockThứ Bảy, 12/06/2021 08:15
TTH.VN - Các quốc gia thuộc khối Liên minh châu Âu (EU) ngày 11/6 đã nhất trí về việc nới lỏng các hạn chế đi lại trong mùa hè, trong đó sẽ cho phép du khách tiêm chủng đầy đủ vaccine phòng COVID1-9 được phép miễn các bài xét nghiệm hoặc cách ly, cũng như mở rộng danh sách các khu vực thuộc Liên minh châu Âu có thể du lịch an toàn.

Toàn cầu thúc đẩy hỗ trợ y tế cho Ấn Độ chống dịchEU kêu gọi các nước sẵn sàng đối phó làn sóng lây Covid-19 thứ 2Malta trở thành quốc gia đầu tiên tại EU đạt 'miễn dịch cộng đồng'EU sẽ mua thêm 1,8 tỷ liều vaccine Pfizer-BioNTechIATA: Du lịch hàng không sẽ phục hồi mạnh mẽ vào năm 2023

Châu Âu đang nỗ lực cho cuộc sống bình thường mới sau dịch COVID-19. Ảnh minh họa: Reuters/Tuổi trẻ Online

Theo đó, các đại sứ từ 27 quốc gia thành viên EU đã thông qua một đề xuất sửa đổi của Ủy ban châu Âu rằng những người đã được tiêm chủng đầy đủ trong 14 ngày sẽ có thể tự do đi lại từ quốc gia này sang quốc gia khác trong khối EU. Những hạn chế đối với du khách phải dựa trên mức độ và tình hình lây nhiễm của dịch COVID-19 mà nước đó đang phải đối mặt.

Được biết, hiện chỉ khoảng ¼ người trưởng thành của khối Liên minh châu Âu (EU) được tiêm chủng đầy đủ.

Các hướng dẫn sửa đổi được đưa ra khi EU giới thiệu chứng nhận COVID-19. Chứng chỉ sẽ có hiệu lực ở EU từ ngày 1/7, bất chấp việc một vài quốc gia đã đưa vào áp dụng công nhận chứng chỉ này sớm hơn.

Khi tiến trình tiêm chủng được thúc đẩy, khối Liên minh châu Âu (EU) sẽ nới lỏng mã màu đèn giao thông  - hệ thống thể hiện mức độ an toàn của các khu vực khác nhau ở EU.

Trong đó, khu vực “đèn xanh” phải đạt tỷ lệ 25 ca lây nhiễm trên 100.000 người trong 14 ngày, với dưới 4% các số ca là dương tính.

Các giới hạn đối với mức “cam” cũng sẽ có tỷ lệ cao hơn.

Đối với việc đi lại từ khu vực màu xanh có thể sẽ không có hạn chế. Tuy nhiên ở khu vực cam, có thể du khách sẽ phải trải qua bài xét nghiệm COVID-19. Đối với khu vực màu đỏ, khả năng sẽ phải cách ly và các hoạt động đi lại không thiết yếu sẽ không được khuyến khích cho khu vực đỏ.

Trẻ em từ 12 tuổi trở lên có thể sẽ phải xét nghiệm, nhưng họ sẽ chỉ bị cách ly nếu có người lớn đi cùng.

Các quốc gia thành viên EU cũng sẽ có thể nhấn mạnh một lệnh ngăn chặn khẩn cấp để cấm nhập cảnh tất cả các du khách từ một khu vực có sự gia tăng đột biến về các biến thể lây nhiễm cao của COVID-19.

Hệ thống quy định này cũng được thiết kế để áp dụng cho các quốc gia không thuộc EU như Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sĩ, song không áp dụng cho cựu thành viên EU là Anh.

Cũng trong một diễn biến liên quan đến đại dịch, chính phủ Anh ngày 12/6 cho biết, biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 có khả năng lây truyền trong các hộ gia đình cao hơn 60% so với biến thể Alpha – chủng virus đã khiến nước này phải rơi vào trạng thái phong tỏa hồi tháng Giêng.

Biến thể Delta, lần đầu tiên xuất hiện ở Ấn Độ đã và đang gây ra và kéo theo rất nhiều ca nhiễm mới ở Vương quốc Anh. Chính điều này đã đặt ra câu hỏi liệu những hạn chế về giãn cách xã hội có được dỡ bỏ như kế hoạch vào ngày 21/6 hay không.

Chính phủ nước này đã tăng cường hoạt động tiêm chủng công khai. Đến nay, đã có 29 triệu người trưởng thành tiêm đủ 2 mũi và gần 41 triệu người đã nhận được mũi tiêm đầu tiên.

Tính đến ngày 10/6, số ca nhiễm mới hằng ngày đã tăng lên 7.393 ca nhiễm – mức chưa từng có từ tháng 2. Các bộ trưởng cho biết hơn 90% số ca nhiễm mới là do biến thể Delta.

Tuy nhiên, số lượng bệnh nhân phải nhập viện vẫn ở mức thấp, chỉ hơn 1.000 trường hợp ghi nhận vào ngày 10/6. Điều này cho thấy chương trình tiêm chủng mà Anh triển khai đang giảm thiểu tác động của biến thể Delta. Từ đó kêu gọi người dân nên tiêm đủ 2 mũi vaccine cần thiết.

Theo Tiến sĩ Jenny Harries, Giám đốc điều hành Cơ quan An ninh Y tế Vương quốc Anh, so với chỉ tiêm 1 mũi, tiêm đủ 2 liều vaccine sẽ cung cấp khả năng bảo vệ tốt hơn đáng kể trước biến thể Delta.

Theo lộ trình của chính phủ Anh, nước này có kế hoạch loại bỏ các quy định hạn chế về số lượng người được tập trung tại các cuộc tụ họp xã hội, cho phép các đám cưới lớn được diễn ra và mở cửa trở lại các hộp đêm từ ngày 21/6 tới. Song cùng lúc, các quan chức Anh cũng cho biết họ sẵn sàng đổi ngày dỡ bỏ hạn chế nếu tình hình dịch bệnh thay đổi. Quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra và áp dụng vào tuần tới, khi nhiều doanh nghiệp đang thúc đẩy mở cửa trở lại hoàn toàn.

Đối với Thế vận hội Tokyo, Thủ tướng Anh Boris Johnson cũng thể hiện sự ủng hộ chính quyền Nhật Bản và hoanh nghênh những nỗ lực của chính phủ xứ Phù Tang nhằm đảm bảo sự kiện thể thao tầm cỡ này được diễn ra an toàn.

Đan Lê (Lược dịch từ Reuters & CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nóng cuộc chiến săn nhân tài AI tại châu Âu

Làn sóng khởi nghiệp về trí tuệ nhân tạo (AI) đang làm nóng cuộc chiến giành nhân tài ở lĩnh vực kỹ thuật tại châu Âu, khiến các công ty như Google DeepMind đau đầu lựa chọn giữa việc trả nhiều tiền hơn hoặc đánh mất những "bộ não" giỏi nhất của mình.

Nóng cuộc chiến săn nhân tài AI tại châu Âu
Thông tin doanh nghiệp
Đầu tư định cư Châu Âu: Quyền lợi và các chương trình HOT hiện nay

Chương trình tư vấn Đầu tư định cư Châu Âu đang trở thành một trong những lựa chọn nhanh chóng để người nước ngoài có thể sở hữu đầy đủ quyền lợi như một công dân của nước định cư: tự do di chuyển trong 27 quốc gia thuộc Hiệp ước Schengen mà không cần đến visa, quyền lợi sống tại bất kỳ quốc gia thành viên EU nào.

Đầu tư định cư Châu Âu Quyền lợi và các chương trình HOT hiện nay
WHO: Số ca mắc bệnh sởi tăng vọt ở châu Âu

Số ca mắc bệnh sởi đã tăng vọt ở châu Âu trong năm 2023 lên 42.200 ca, cao hơn gần gấp 45 lần so với một năm trước đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết; đồng thời kêu gọi các nỗ lực tiêm chủng khẩn cấp để ngăn chặn sự lây lan.

WHO Số ca mắc bệnh sởi tăng vọt ở châu Âu
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO):
Số ca bệnh về đường hô hấp tăng mạnh ở châu Âu

Một quan chức hàng đầu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa lên tiếng kêu gọi cảnh giác trước tình trạng gia tăng về các ca bệnh về đường hô hấp ở khu vực châu Âu.

Số ca bệnh về đường hô hấp tăng mạnh ở châu Âu
Return to top