Thế giới

EU phản ứng với việc siết chặt chương trình miễn thị thực của Mỹ

ClockThứ Ba, 15/12/2015 16:12
TTH.VN - Theo tin từ AFP, các nhà ngoại giao từ 28 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) ngày hôm qua (14/12) lên tiếng cảnh báo có thể sẽ có hành động đáp trả nếu Hoa Kỳ kiên quyết thực hiện những kế hoạch siết chặt chương trình miễn thị thực nhập cảnh cho một số nước EU.


Đại sứ EU ở Hoa Kỳ David O'Sullivan. Ảnh: Reuters

Sau các vụ khủng bố ngày 13/11 ở Paris và là một phần trong những nỗ lực lớn hơn để chống khủng bố, Hạ viện Mỹ hôm thứ 3 tuần trước (8/12) đã bỏ phiếu thông qua Luật Điều chỉnh Chương trình miễn thị thực 2015, nhằm siết chặt các quy định về việc miễn thị thực nhập cảnh vào Mỹ đối với 38 quốc gia đang được hưởng quy chế này – một điều chỉnh rất được Nhà Trắng ủng hộ.

Các cuộc tấn công vào Paris được tiến hành bởi những kẻ cực đoan có khả năng du lịch đến Hoa Kỳ mà không cần thị thực. Dự luật này vẫn còn cần được Thượng viện và Nhà Trắng thông qua, sẽ ngăn chặn những ai đã đến các “điểm nóng” của xung đột và khủng bố như: Iraq, Syria, Iran, Sudan... từ sau tháng 3/2011 được hưởng Chương trình miễn thị thực vào Mỹ (VWP) này.
Thay mặt cho các quốc gia thành viên, Đại sứ EU ở Hoa Kỳ David O'Sullivan gọi đây là "hành động bừa bãi" chống lại hơn 13 triệu người dân châu Âu từng du lịch đến Mỹ mỗi năm, và cảnh báo rằng động thái này sẽ có thể phản tác dụng, có khả năng kích hoạt các biện pháp đối ứng về mặt pháp lý. Theo ông, các biện pháp này không chỉ không giúp tăng cường an ninh mà còn làm tổn thương nền kinh tế trên cả hai bờ Đại Tây Dương.
Phía Mỹ cũng thừa nhận có những căng thẳng tiềm tàng đối với thay đổi chính sách này. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby cho biết đã liên lạc và sẽ tiếp tục liên lạc với các nhà lãnh đạo châu Âu về những lo ngại của họ về chương trình, và khẳng định "đây là một chương trình quan trọng, chúng tôi nhận ra điều đó".
VWP hiện được áp dụng cho các công dân của 38 quốc gia, chủ yếu là các đồng minh của Mỹ và các nước dân chủ phát triển tương đối ổn định, trong đó nhiều quốc gia ở châu Âu, bao gồm Bỉ và Pháp – quê hương của một số kẻ tấn công Paris.
Chương trình miễn thị thực ra đời năm 1986 nhằm tạo điều kiện giúp công dân 38 quốc gia đến Mỹ dễ dàng hơn khi cho phép người nộp đơn điền vào một mẫu đơn trực tuyến chi tiết và trả một khoản phí nhỏ, thay vì phải nộp đơn tại Lãnh sự quán Mỹ.
Tố Quyên (lược dịch từ AFP & PressTV)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyên gia bày tỏ lo ngại về bệnh cúm gia cầm lây sang người

Sự lây lan toàn cầu đang diễn ra của các ca nhiễm “cúm gia cầm” sang động vật có vú trong đó có con người là một mối quan ngại lớn về sức khỏe cộng đồng, các chuyên gia y tế cấp cao của Liên hợp quốc (LHQ) ngày 18/4 cho biết, khi họ công bố các biện pháp mới nhằm giải quyết những bệnh lây truyền qua đường không khí.

Chuyên gia bày tỏ lo ngại về bệnh cúm gia cầm lây sang người
Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20%

Một nghiên cứu do chính phủ Đức hỗ trợ cho thấy đến giữa thế kỷ này, thiệt hại đối với nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, năng suất và sức khỏe con người do biến đổi khí hậu ước tính có thể lên đến khoảng 38.000 tỷ USD/năm, tức gần 1/5 GDP toàn cầu, bất kể nhân loại có cắt giảm khí carbon gây ô nhiễm mạnh mẽ đến đâu.

Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20
'Nóng' chủ đề Trung Đông tại Hội nghị Ngoại trưởng G7

Rạng sáng 18/4 (giờ Việt Nam), Hội nghị Ngoại trưởng Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã khai mạc trên đảo Capri của Italy, với trọng tâm thảo luận là tình hình căng thẳng hiện nay ở Trung Đông.

Nóng chủ đề Trung Đông tại Hội nghị Ngoại trưởng G7
Return to top