ClockThứ Tư, 26/04/2017 10:07

EU thể hiện lập trường cứng rắn khi các cuộc đàm phán đến gần

Liên minh châu Âu (EU) đã bày tỏ lập trường cứng rắn khi thời điểm bắt đầu các cuộc đàm phán về Brexit (Anh rời EU) đang tới gần, nhất là trên các vấn đề về quyền của các công dân, các "hóa đơn ly dị" và tương lai các dịch vụ tài chính.

Brexit: Anh sẽ mất nhiều hơn so với EUCác nhà lãnh đạo Nam Âu hướng tới một EU hùng mạnh hơn sau cú sốc BrexitTổng thống Trump: Anh, EU sẽ hưởng lợi từ BrexitEU sẵn sàng đàm phán với Anh về thoả thuận thương mại tự do

Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jean-Claude Juncker. (Nguồn: Getty Images)

Nội dung dự thảo "đường hướng đàm phán" được Chủ tịch Hội đồng châu Âu đề xuất nêu rõ EU coi việc bảo vệ quyền lợi của công dân châu Âu tại nước Anh (và ngược lại đối với các công dân Anh tại EU) là một trong 3 ưu tiên hàng đầu của các cuộc đàm phán, đồng thời sẽ tìm mọi cách đảm bảo "quyền được hưởng qui chế cư trú thường xuyên" cho những người đã sinh sống hợp pháp 5 năm trong lãnh thổ Anh. 

EU khẳng định bất cứ thỏa thuận thương mại tự do nào cho phép London, trung tâm tài chính hàng đầu châu Âu, tiếp tục tiếp cận các thị trường EU sẽ đều yêu cầu Anh tiếp tục tôn trọng các tiêu chuẩn về quản lý và giám sát của EU.

Bản dự thảo trước đó chỉ nói rằng thỏa thuận thương mại tương lai sẽ không được gây nguy hiểm cho sự ổn định tài chính trong EU và bao gồm những biện pháp bảo vệ chống lại những lợi thế cạnh tranh không công bằng. 

Văn bản được các đại diện của 27 quốc gia thành viên bàn bạc tại Brussels, với phiên bản đầu tiên được giới thiệu vào cuối tháng 3, sẽ phải được Hội nghị cấp bộ trưởng EU thông qua ngày 27/4, trước khi được phê chuẩn ngày 29/4 trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh bất thường của các nhà lãnh đạo 27 nước nhóm họp tại thủ đô Brussels. 

Trong số các điều chỉnh cuối cùng được thực hiện vào ngày 24/4 tại một cuộc họp của các cố vấn chính sách của lãnh đạo 27 nước, dự thảo văn bản chỉ rõ rằng tất cả các cam kết được thực hiện bởi London "chiểu theo Khuôn khổ tài chính nhiều năm" sẽ phải được giải quyết, và là một phần của thỏa thuận tài chính nhằm mục đích tất toán các tài khoản giữa Anh và EU. 

"Khuôn khổ tài chính nhiều năm" hiện tại đề cập đến một giai đoạn 7 năm, sẽ kết thúc vào năm 2020, tức là sau thời hạn dự kiến việc ra đi của Anh (ngày 29/3/2019). Nó qui định các lĩnh vực mà trong đó EU đầu tư cùng với giới hạn trần chi tiêu mà các kế hoạch ngân sách hàng năm phải tuân thủ. 

Các hóa đơn mà London sẽ phải thanh toán khi rời EU là một trong số các hồ sơ được cho là nhạy cảm nhất trong quá trình đàm phán. Tổng cộng các khoản tiền liên quan theo ước tính của phía EU là khoảng 60 tỷ euro. 

EU cũng chủ trương bất kỳ thỏa thuận nào về tương lai mối quan hệ giữa EU và Vương Quốc Anh sẽ phải bảo vệ sự ổn định tài chính của Liên minh và tôn trọng cơ chế giải quyết và giám sát./. 

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại

Liên minh châu Âu (EU) và Philippines ngày 18/3 cho biết, họ sẽ nối lại các cuộc đàm phán về một hiệp định thương mại tự do, trong bối cảnh EU tìm cách nắm bắt tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn của khu vực châu Á và tiếp cận các nguyên liệu thô quan trọng.

EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại
NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN CHÂU Á (ADB):
Hội nhập kinh tế tại châu Á - Thái Bình Dương “xếp hạng gần” với EU

Trong một thế giới mà các khoảng cách ngày càng thu hẹp, khu vực châu Á - Thái Bình Dương là minh chứng cho sức mạnh của hội nhập kinh tế và xã hội. Hội nhập kinh tế ở khu vực này "hiện đang được xếp hạng gần" với Liên minh châu Âu (EU) về chuỗi giá trị khu vực và hội nhập xã hội, theo một báo cáo do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố ngày 26/2.

Hội nhập kinh tế tại châu Á - Thái Bình Dương “xếp hạng gần” với EU
Return to top