Thế giới Thế giới
EU thống nhất về vấn đề Iran, Jerusalem và thúc đẩy hợp tác an ninh
Các Ngoại trưởng EU ngày 27/5 đã nhất trí về vấn đề thỏa thuận hạt nhân Iran, cuộc xung đột Israel-Palestine và tăng cường hợp tác an ninh.
Phát biểu sau cuộc họp Hội đồng Đối ngoại Liên minh châu Âu, Đại diện cấp cao EU phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại Federica Mogherini cho biết, các Ngoại trưởng EU đã đạt được một sự thống nhất hoàn toàn trên các vấn đề về giải pháp hai nhà nước cho cuộc xung đột Israel- Palestine, cũng như giải quyết những căng thẳng tại Jerusalem.
![]() |
Các quan chức EU tại Hội nghị. Ảnh: AP |
Hội đồng Đối ngoại Liên minh châu Âu cũng đã thông qua các kết luận về tăng cường hợp tác an ninh với các đối tác chiến lược châu Á của khối này như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Thông cáo báo chí của cuộc họp giữa các ngoại trưởng EU tại Brúc-xen nêu rõ: "Hội đồng lưu ý rằng có những tiềm năng lớn để tăng cường hợp tác với các đối tác khác, cùng với ASEAN và các nước thành viên của hiệp hội này".
Theo thông cáo, các lĩnh vực then chốt được xác định để mở rộng hợp tác là an ninh hàng hải, không gian mạng, chống khủng bố, các mối đe dọa hỗn hợp, phòng ngừa xung đột, giải giáp vũ khí hóa học, sinh học và hạt nhân cũng như phát triển các dự án hợp tác khu vực khác.
Hội đồng nhấn mạnh vai trò cần thiết của việc hợp tác an ninh với các đối tác châu Á, thông qua các chương trình huấn luyện và xây dựng năng lực và khẳng định sẽ nỗ lực để hiện thực hóa khả năng này. Để mang lại hiệu quả và những tác động rõ nét, EU kêu gọi quá trình hợp tác cần được xây dựng phù hợp và sẽ huy động mọi nỗ lực của khối về an ninh cùng với các đối tác châu Á ưu tiên.
Về vấn đề thỏa thuận hạt nhân Iran, hay còn gọi là Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA), Đại diện cấp cao EU Mogherini cho rằng, các biện pháp của EU nhằm bảo toàn thỏa thuận hạt nhân lịch sử này là vì những lo ngại về an ninh hơn là những vấn đề kinh tế.
Liên quan đến các cam kết kinh tế của EU đối với Iran, bà Mogherini nhắc lại đó không chỉ là lợi ích kinh tế mà quan trọng hơn là các lợi ích an ninh cho châu Âu. Bà Mogherini nói rằng, nếu không có thỏa thuận với Iran, an ninh của khu vực và EU sẽ bị đe dọa và nhấn mạnh không có cách nào khác để cải thiện các điều kiện an ninh trong khu vực nếu không triển khai thỏa thuận quan trọng này.
Bà Mogherini cho biết, theo báo cáo mới nhất của Tổ chức Năng lượng nguyên tử quốc tế, Iran đang tuân thủ nghiêm túc các điều khoản của thỏa thuận và mặc dù sẽ rất khó khăn duy trì Thỏa thuận, nhưng các nước châu Âu quyết tâm thực hiện.
Quốc vụ khanh phụ trách các vấn đề châu Âu của Đức Michael Roth cũng ủng hộ quan điểm này: “Hôm nay chúng ta phải gửi đi một thông điệp rõ ràng rằng Liên minh châu Âu ủng hộ Thỏa thuận. Điều này nằm trong lợi ích an ninh tương lai. Không thể phủ nhận rằng Iran đã tuân thủ thỏa thuận. Chúng ta cần phải thảo luận biện pháp để ủng hộ Iran về tài chính và kinh tế trên cơ sở của Thỏa thuận”.
Mỹ đầu tháng này tuyên bố rút khỏi Thỏa thuận hạt nhân Iran và muốn tái áp đặt các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ hơn nhằm vào quốc gia Hồi giáo này. Tuy nhiên, các quốc gia châu Âu và Iran cho biết vẫn cam kết với thỏa thuận. Cao ủy Liên minh châu Âu phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại Mogherini cho biết, không chỉ các nước châu Âu mà nhiều nước bắt đầu lên tiếng ủng hộ Thỏa thuận hạt nhân Iran, không tuân theo các biện pháp trừng phạt đơn phương do Mỹ đặt ra.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif cho rằng, có một sự đồng thuận trong cộng đồng quốc tế về việc ủng hộ thỏa thuận. Việc Mỹ quyết định rút khỏi thỏa thuận không ảnh hưởng tới sự đồng thuận này và chỉ khiến Mỹ bị cô lập hơn trên sân chơi quốc tế.
Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA) hay còn được gọi là thoả thuận hạt nhân, được Iran ký kết với nhóm P5+1 gồm 5 nước thành viên Thường trực Hội đồng Bảo an là Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp và Đức năm 2015. Theo đó, Iran chấp nhận hạn chế chương trình hạt nhân nước này để tránh các lệnh trừng phạt quốc tế.
Theo VOV
- Nhật Bản nhất trí tổ chức hội nghị cấp cao với ASEAN vào năm 2023 (29/05)
- Trung Quốc: Các thành phố lớn tiến gần hơn đến tiến trình bình thường hóa (29/05)
- Nhiều người Mỹ ủng hộ thay đổi luật về súng (28/05)
- Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và những điều cơ bản cần biết (28/05)
- Thư mừng kỷ niệm 45 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam-Tây Ban Nha (28/05)
- Đông Nam Á: Cần thêm hỗ trợ dành cho các công ty khởi nghiệp công nghệ sâu (27/05)
- UNICEF: Nhiều nước giàu đang gây hại đến môi trường sống của trẻ em toàn cầu (27/05)
- Vườn rau củ sạch cho người nghèo ở Brazil (27/05)
-
“Hợp tác dựa trên sự tin cậy và theo định hướng hành động”
- Lập kế hoạch đối phó với các đại dịch trong tương lai
- Đông Nam Á vẫn chuộng giao dịch bằng tiền mặt hơn sau dịch
- WHO dự báo sẽ xuất hiện thêm các ca bệnh đậu mùa khỉ trên toàn cầu
- Bầu cử Australia 2022: Lãnh đạo Công đảng tuyên bố giành chiến thắng
- Nhật Bản sửa đổi quy định về đeo khẩu trang trong không gian ngoài trời
- Châu Âu dỡ bỏ yêu cầu đeo khẩu trang ở sân bay và trên máy bay
- Các nước ASEAN và Mỹ hợp tác nhằm tăng cường hệ thống y tế
- Thủ tướng Pháp từ chức
- Chạy đua tìm nguồn cung sau lệnh cấm xuất khẩu của Ấn Độ
-
OPEC+ sẵn sàng tăng sản lượng
- ASEAN-6 được dự báo tăng trưởng kinh tế vượt Trung Quốc
- Tổng thống Mỹ công bố khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương
- Chế độ ăn giúp khắc phục hội chứng COVID kéo dài
- Lập kế hoạch đối phó với các đại dịch trong tương lai
- Nhiều nước công bố thêm ca bệnh đậu mùa khỉ, Bỉ cách ly 21 ngày với người nhiễm
- “Hợp tác dựa trên sự tin cậy và theo định hướng hành động”
- Đông Nam Á: Cần thêm hỗ trợ dành cho các công ty khởi nghiệp công nghệ sâu
- Thủ tướng mới của Australia Anthony Albanese tuyên thệ nhậm chức
- Thế giới đối mặt mùa hè 'đổ lửa': Trời nóng nực, mất điện thường xuyên