Thế giới Thế giới
EU tiếp tục cảnh báo sự “tích tụ” của người tị nạn ở Hy Lạp
TTH.VN - Hy Lạp có thể sẽ tiếp tục nhận thêm 100.000 người tị nạn vào cuối tháng này, Ủy viên Châu Âu phụ trách di trú, ông Dimitris Avramopoulos đưa ra lời cảnh báo hôm 5/3.
![]() |
Người tị nạn tại biên giới Hy Lạp-Macedonian ngày 5/3. Ảnh: AFP |
Cảnh báo của ông Dimitris Avramopoulos được công bố 2 ngày trước khi hội nghị thượng đỉnh EU-Thổ Nhĩ Kỳ diễn ra, sự kiện được xem là giải pháp khả thi duy nhất cho cuộc khủng hoảng người tị nạn của châu Âu.
Trong bối cảnh các thành viên Liên minh châu Âu (EU) tiếp tục tranh cãi về những biện pháp giải quyết dòng người tị nạn khổng lồ, ông Dimitris Avramopoulos đưa ra các biện pháp sắp tới, trong đó có một sự điều chỉnh lớn về quy tắc tị nạn, nhằm giảm bớt tình hình căng thẳng.
"Hy Lạp dự kiến sẽ nhận thêm 100.000 người tị nạn vào cuối tháng này”, ông Avramopoulos nói trong một cuộc họp tại thủ đô Athens.
Hy Lạp nằm ở trung tâm của cuộc khủng hoảng người tị nạn lớn nhất của châu Âu trong vòng 6 thập kỷ, sau khi một loạt các hạn chế biên giới trên tuyến đường di cư từ Áo đến Macedonia gây ra sự tắt nghẽn tại quốc gia này.
Hơn 30.000 người tị nạn đang bị mắc kẹt trong nước, họ rơi vào tuyệt vọng trước nỗ lực đi đến các nước phía Bắc, nhất là Đức và khu vực Scandinavia.
"Trong một vài tuần”, EU sẽ công bố các quy chế tị nạn để đảm bảo sự “phân phối công bằng hơn đối với gánh nặng và trách nhiệm của vấn đề tị nạn", ông Avramopoulos cho hay.
Theo các quan chức Hy Lạp, Macedonia đã cho phép khoảng 2.000 người vượt qua biên giới của mình trong 2 tuần qua. Tại Hy Lạp, số lượng tương tự những người chạy trốn khỏi chiến tranh và nghèo đói cũng đến từ nước này từ quốc gia láng giềng Thổ Nhĩ Kỳ chỉ trong 2 ngày.
Athens đang xây dựng các cơ sở bổ sung để cung cấp chỗ ở cho người tị nạn, nhưng nhiều người muốn đi đến biên giới với hy vọng cuối cùng là được vượt qua biên giới và đang bị mắc kẹt ở đó trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần.
Hy Lạp đã yêu cầu EU hỗ trợ khẩn cấp 480 triệu euro (tương đương 526 triệu USD) để giúp tìm nơi trú ẩn cho 100.000 người tị nạn. Một quan chức cấp cao của Liên Hợp Quốc cảnh báo rằng, số người tị nạn bị mắc kẹt ở Hy Lạp có thể lên đến 70.000 người trong vài tuần tới.
Lê Thảo (lược dịch từ AFP & Scoopnest)
- Lập kế hoạch đối phó với các đại dịch trong tương lai (23/05)
- Nhiều nước công bố thêm ca bệnh đậu mùa khỉ, Bỉ cách ly 21 ngày với người nhiễm (23/05)
- Thủ tướng mới của Australia Anthony Albanese tuyên thệ nhậm chức (23/05)
- Đông Nam Á vẫn chuộng giao dịch bằng tiền mặt hơn sau dịch (23/05)
- WHO dự báo sẽ xuất hiện thêm các ca bệnh đậu mùa khỉ trên toàn cầu (22/05)
- Bầu cử Australia 2022: Lãnh đạo Công đảng tuyên bố giành chiến thắng (22/05)
- Nhật Bản sửa đổi quy định về đeo khẩu trang trong không gian ngoài trời (22/05)
- Nhật Bản xem xét tổ chức hội nghị bộ trưởng quốc phòng với ASEAN (21/05)
-
Lập kế hoạch đối phó với các đại dịch trong tương lai
- Đông Nam Á vẫn chuộng giao dịch bằng tiền mặt hơn sau dịch
- WHO dự báo sẽ xuất hiện thêm các ca bệnh đậu mùa khỉ trên toàn cầu
- Bầu cử Australia 2022: Lãnh đạo Công đảng tuyên bố giành chiến thắng
- Nhật Bản sửa đổi quy định về đeo khẩu trang trong không gian ngoài trời
- Châu Âu dỡ bỏ yêu cầu đeo khẩu trang ở sân bay và trên máy bay
- Các nước ASEAN và Mỹ hợp tác nhằm tăng cường hệ thống y tế
- Thủ tướng Pháp từ chức
- Chạy đua tìm nguồn cung sau lệnh cấm xuất khẩu của Ấn Độ
- ASEAN nỗ lực công nhận chứng chỉ tiêm chủng vaccine COVID-19 lẫn nhau
-
Thủ tướng Pháp từ chức
- Các nước ASEAN và Mỹ hợp tác nhằm tăng cường hệ thống y tế
- Ấn Độ cấm xuất khẩu lúa mì đẩy nguy cơ lạm phát lương thực toàn cầu tăng cao
- Hội Hữu nghị Lào-Việt Nam: Cầu nối phát triển mối quan hệ hai nước
- Campuchia: Du khách chưa tiêm phòng COVID-19 vẫn phải cách ly bảy ngày
- Giá phân bón thế giới dự kiến sẽ còn tăng cao trong thời gian dài
- Ủng hộ “kỷ nguyên mới” trong quan hệ ASEAN – Mỹ
- Chủ tịch QH Singapore tiếp Chủ tịch Nhóm hữu nghị Việt Nam-ASEAN
- Tiếp tục vun đắp, phát triển quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào
- Du lịch Châu Á: Những điểm sáng về sự hồi sinh