Thế giới

EU và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ xem xét lại thoả thuận về tị nạn 2016

ClockThứ Ba, 10/03/2020 10:20
EU và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ xem xét lại thoả thuận về tị nạn năm 2016 sau khi các lãnh đạo khối này cùng Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, Recep Tayip Erdogan có phiên hội đàm trong tối ngày 9/3 tại Brussels để bàn về tình hình căng thẳng hiện nay.

EU cân nhắc tiếp nhận 1.500 trẻ tị nạn ở Hy LạpEU cung cấp 700 triệu euro cho Hy Lạp nhằm chặn khủng hoảng tị nạnUNHCR kêu gọi EU đẩy mạnh việc bảo vệ người tị nạn trong năm 2020Diễn đàn tị nạn toàn cầu đạt được hàng trăm cam kết hỗ trợThổ Nhĩ Kỳ: EU nên tăng quĩ hỗ trợ cho người tị nạn Syria

Phát biểu trong phiên họp báo vào lúc nửa đêm ngày 9/3 theo giờ Brussels sau phiên hội đàm với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, Erdogan, Chủ tịch Uỷ ban châu Âu, bà Ursula von der Leyen cho biết hai bên nhất trí sẽ xem xét lại thoả thuận về tị nạn năm 2016.

Bà Ursula von der Leyen, Chủ tịch Uỷ ban châu Âu. (Ảnh: Der Spiegel)

“Các thảo luận của chúng tôi tập trung vào việc vạch ra những lĩnh vực mà EU và Thổ Nhĩ Kỳ có thể hợp tác với nhau, vì lợi ích của cả hai bên. Có rất nhiều thảo luận về việc nhìn lại thoả thuận EU-Thổ Nhĩ Kỳ 2016. Thoả thuận này vẫn có hiệu lực nhưng chúng tôi sẽ xem xét bổ sung các điểm còn thiếu” - bà Ursula von der Leyen cho biết.

Theo nội dung thoả thuận được ký năm 2016, EU cam kết cung cấp cho Thổ Nhĩ một khoản tài chính trị giá 6 tỷ Euro để đổi lại việc Thổ Nhĩ Kỳ chặn dòng người tị nạn từ Trung Đông và Bắc Phi ở lại trên đất Thổ Nhĩ Kỳ, không tràn về châu Âu.

Tuy nhiên, phía Thổ Nhĩ Kỳ gần đây chỉ trích phía EU đã không thực hiện đầy đủ cam kết, đồng thời ra lệnh mở cửa biên giới khiến hàng chục nghìn người tị nạn đổ về biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Hy Lạp, tạo nên một cuộc khủng hoảng tị nạn mới với châu Âu.

Giới phân tích tại châu Âu đều nhận định Thổ Nhĩ Kỳ đã dùng lá bài người tị nạn để gây sức ép buộc châu Âu thay đổi điều khoản tài chính của thoả thuận 2016 cũng như ủng hộ Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc chiến tại Syria.

Phát biểu ngay sau khi đặt chân đến Brussels tối 9/3, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan cũng kêu gọi sự ủng hộ toàn diện của các nước NATO và các nước thành viên EU vì cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ đang bảo vệ biên giới của NATO và là lá chắn cho châu Âu.

Tuy nhiên, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel cho biết, hai bên mới chỉ thảo luận bước đầu về tình hình tại Syria chứ chưa đưa ra bất cứ quyết định cụ thể nào.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại

Liên minh châu Âu (EU) và Philippines ngày 18/3 cho biết, họ sẽ nối lại các cuộc đàm phán về một hiệp định thương mại tự do, trong bối cảnh EU tìm cách nắm bắt tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn của khu vực châu Á và tiếp cận các nguyên liệu thô quan trọng.

EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại
NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN CHÂU Á (ADB):
Hội nhập kinh tế tại châu Á - Thái Bình Dương “xếp hạng gần” với EU

Trong một thế giới mà các khoảng cách ngày càng thu hẹp, khu vực châu Á - Thái Bình Dương là minh chứng cho sức mạnh của hội nhập kinh tế và xã hội. Hội nhập kinh tế ở khu vực này "hiện đang được xếp hạng gần" với Liên minh châu Âu (EU) về chuỗi giá trị khu vực và hội nhập xã hội, theo một báo cáo do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố ngày 26/2.

Hội nhập kinh tế tại châu Á - Thái Bình Dương “xếp hạng gần” với EU
Cuộc khủng hoảng Biển Đỏ: Các nhà bán lẻ yêu cầu EU hành động nhiều hơn

Tổ chức thương mại đại diện cho các doanh nghiệp bán sỉ và bán lẻ trên toàn Liên minh châu Âu (EuroCommerce) vừa lên tiếng kêu gọi các tổ chức và quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu (EU) giải quyết cuộc khủng hoảng Biển Đỏ đã làm gián đoạn hoạt động thương mại. Đồng thời, trong một lá thư gửi đến Bộ trưởng Ngoại giao Bỉ, EuroCommerce cho biết, cuộc khủng hoảng này đã gây ra “những tác động to lớn” đến các doanh nghiệp.

Cuộc khủng hoảng Biển Đỏ Các nhà bán lẻ yêu cầu EU hành động nhiều hơn
Return to top