Thế giới Thế giới
EU vẫn theo đuổi các FTA với ASEAN
TTH.VN - Liên minh châu Âu (EU) tiếp tục thúc đẩy nhiều thỏa thuận thương mại với các nền kinh tế lớn của ASEAN mặc dù tiến trình đang chậm lại, sau những thành công liên tiếp đạt được với Singapore và Việt Nam hồi năm ngoái.
- » EU và ASEAN sẽ tái khởi động quá trình đàm phán FTA
- » FTA EU-Singapore được phê chuẩn, tạo tiền đề cho FTA EU-ASEAN
- » Bộ trưởng Thương mại Ấn Độ ủng hộ đàm phán FTA với EU
- » FTA giữa Liên minh châu Âu và Singapore chính thức có hiệu lực
- » EU nhắm mục tiêu thúc đẩy các hiệp định thương mại tự do với ASEAN
Ảnh minh hoạ: Adserver.bworldonline.com/Vietnam+
Liên minh châu Âu (EU) tiếp tục thúc đẩy nhiều thỏa thuận thương mại với các nền kinh tế lớn của ASEAN mặc dù tiến trình đang chậm lại, sau những thành công liên tiếp đạt được với Singapore và Việt Nam hồi năm ngoái.
Cuối tuần trước, Đại sứ EU tại ASEAN Igor Dreismans khẳng định, điều quan trọng đối với châu Âu là tiếp tục theo đuổi các hiệp định thương mại với các nước khu vực ASEAN.
Hiệp định thương mại tự do (FTA) của EU với Singapore có hiệu lực vào tháng 11 năm ngoái, cho phép Singapore được hưởng quyền tiếp cận các thị trường kỹ thuật số châu Âu, bên cạnh những quốc gia khác. Hiệp định thương mại của EU với Việt Nam cũng dự kiến sẽ được thực thi sớm, theo đó các loại thuế hải quan sẽ được loại bỏ dần trong 10 năm. Theo thống kê, Singapore và Việt Nam chiếm hơn 45% tổng thương mại EU-ASEAN năm 2018.
Theo Malaysian Reserve, các cuộc đàm phán với Indonesia, Philippines và Thái Lan đang được tiến hành, nhưng dự kiến sẽ có nhiều khó khăn. Tiến trình đàm phán với Malaysia đã bị đình trệ trong nhiều năm vì nhiều vấn đề, nhất là việc EU có kế hoạch cấm nhập khẩu dầu cọ. Tuy nhiên, EU vẫn không từ bỏ.
“Các FTA đang được đàm phán với Indonesia và hy vọng sẽ đạt được tiến triển với Thái Lan, để có nền tảng theo đuổi Thỏa thuận EU-ASEAN trong trung hạn. Điều này sẽ tốt cho các nền kinh tế và xã hội của chúng ta”, ông Dreismans cho biết trong buổi ra mắt Sách xanh EU-ASEAN 2020 vào cuối tuần trước.
Năm 2018, EU là đối tác thương mại lớn thứ hai của ASEAN, chỉ sau Trung Quốc, với tổng thương mại ước tính 263 tỷ USD. EU cũng là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất vào ASEAN, với khoảng 374 tỷ USD đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được bơm vào khu vực này mỗi năm trong những năm gần đây.
Tháng trước, EU đã huy động 350 triệu euro để giảm thiểu tác động của đại dịch COVID-19 ở khu vực ASEAN. Nguồn quỹ này sẽ hỗ trợ các hành động ở cấp quốc gia và khu vực để tăng cường hệ thống y tế và giảm bớt hậu quả kinh tế và xã hội của đại dịch.
Ngoài hỗ trợ tài chính, EU cũng đang tìm cách chia sẻ các kinh nghiệm trong các lĩnh vực như bảo vệ dữ liệu, du lịch và môi trường để đối phó với dịch bệnh đang bùng phát.
Bên cạnh các Hiệp định tự do thương mại, Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) do Trung Quốc đứng đầu cũng dự kiến sẽ hoàn tất trong năm nay.
Tuần trước, Bộ trưởng Công nghiệp và Thương mại Singapore Chan Chun Sing cho biết thỏa thuận này đang đi đúng hướng để có thể được ký kết vào cuối năm nay, bất chấp đại dịch COVID-19.
RCEP được coi là hiệp định thương mại lớn nhất thế giới, bao gồm tất cả 10 quốc gia ASEAN, cùng với Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, New Zealand và Hàn Quốc. Ấn Độ đã rút khỏi thỏa thuận vào tháng 11 năm ngoái.
BẢO NGHI (Lược dịch từ Malaysian Reserve)
- Thổ Nhĩ Kỳ ban bố tình trạng khẩn cấp sau vụ động đất chết người (08/02)
- Động đất Thổ Nhĩ Kỳ-Syria: Hơn 7.800 người thiệt mạng, Thổ Nhĩ Kỳ ban bố tình trạng khẩn cấp (08/02)
- Bộ trưởng Tài chính Mỹ: Sẽ không có nguy cơ suy thoái kinh tế (07/02)
- WHO cảnh báo nạn nhân động đất có thể lên 20.000 người, các nước đua cứu trợ (07/02)
- IATA: Năm 2022, lưu lượng hàng không toàn cầu đã phục hồi hơn 2/3 (07/02)
- Hàn Quốc: Ulsan City News ra mắt phiên bản báo điện tử tiếng Việt (07/02)
- Nhật Bản nới lỏng quy định phòng dịch COVID-19 tại các sự kiện đông người (06/02)
- Timor Leste tiến thêm một bước trên con đường trở thành thành viên đầy đủ của ASEAN (06/02)
-
Thổ Nhĩ Kỳ ban bố tình trạng khẩn cấp sau vụ động đất chết người
- Động đất Thổ Nhĩ Kỳ-Syria: Hơn 7.800 người thiệt mạng, Thổ Nhĩ Kỳ ban bố tình trạng khẩn cấp
- IATA: Năm 2022, lưu lượng hàng không toàn cầu đã phục hồi hơn 2/3
- Timor Leste tiến thêm một bước trên con đường trở thành thành viên đầy đủ của ASEAN
- ASEAN và Ấn Độ thông qua kế hoạch công tác du lịch 2023-2027
- Chuyển đổi hệ thống lương thực là yếu tố quan trọng hướng tới phát triển bền vững
- ASEAN+3 thúc đẩy phục hồi và phát triển du lịch bền vững
- Indonesia sẵn sàng tổ chức đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông
- Việc tái thiết ngọn tháp của Nhà thờ Đức Bà (Paris) sẽ hoàn thành vào cuối năm
- Hướng tới hệ thống an ninh toàn cầu bình đẳng
-
UNICEF: 8 xu hướng sẽ tác động đến trẻ em trong năm 2023
- Thái Lan phát miễn phí 95 triệu bao cao su trước thềm Valentine
- Chặng đường đồng hành Việt-Lào in đậm dấu ấn của ĐCS Việt Nam
- OPEC+ giữ nguyên mức cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng mỗi ngày
- Nhật Bản nới lỏng quy định phòng dịch COVID-19 tại các sự kiện đông người
- Châu Phi cam kết chấm dứt AIDS ở trẻ em vào năm 2030
- Vụ lật tàu đánh cá tại Hàn Quốc: Có 2 công dân Việt Nam mất tích
- Các địa phương Việt Nam tăng hợp tác với thành phố Saintes của Pháp
- Nhiều người châu Á trì hoãn việc nghỉ hưu không phải chỉ vì lương
- Việc tái thiết ngọn tháp của Nhà thờ Đức Bà (Paris) sẽ hoàn thành vào cuối năm