Thế giới

FAO: Nhập khẩu lương thực toàn cầu sẽ đạt mức cao nhất mọi thời đại

ClockChủ Nhật, 13/11/2022 08:13
TTH.VN - Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) cho biết, chi phí nhập khẩu lương thực toàn cầu được dự báo ​​sẽ đạt gần 2 nghìn tỷ USD trong năm nay, hoặc cao hơn so với dự báo đã được đưa ra ​​trước đó.

FAO: Sau khi tăng kỷ lục, giá lương thực thế giới giảm nhẹ trong tháng 4Giá lương thực thế giới đạt mức cao nhất trong 10 năm

Người dân mua sắm lương thực tại một khu chợ ở thủ đô London, Vương quốc Anh. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Cụ thể, báo cáo Triển vọng Lương thực mới nhất của FAO cho thấy, con số được dự báo ở mức 1,94 nghìn tỷ USD sẽ là mức cao nhất mọi thời đại, và đánh dấu mức tăng 10% so với kỷ lục được ghi nhận vào năm 2021. Tuy nhiên, tốc độ tăng được dự kiến ​​sẽ chậm lại do giá lương thực cao hơn, và sự trượt giá của các đồng tiền so với đồng USD.

Theo cơ quan lương thực của Liên Hiệp Quốc (LHQ), giá lương thực đã tăng trên toàn thế giới sau khi cuộc xung đột Nga - Ukraine bùng phát, song cũng đang phần nào sụt giảm. Hai quốc gia này sản xuất khoảng 30% tổng lượng lúa mì xuất khẩu, ngoài các loại ngũ cốc khác và những loại thực phẩm liên quan.

Trong đó, FAO lưu ý, chi phí lương thực tăng cao đã ảnh hưởng không tương xứng đến các quốc gia nghèo hơn. Tổng chi phí nhập khẩu lương thực đối với các quốc gia có thu nhập thấp được dự kiến ​​sẽ gần như không thay đổi, mặc dù được dự báo sẽ giảm 10% về khối lượng, cho thấy vấn đề tiếp cận lương thực ngày càng tăng đối với các quốc gia này.

“Đây là những dấu hiệu đáng báo động từ góc độ an ninh lương thực, cho thấy các nhà nhập khẩu đang gặp khó khăn trong việc tài trợ cho chi phí quốc tế tăng cao”, FAO nói thêm.

Đáng chú ý, báo cáo Triển vọng Lương thực cũng cảnh báo, những khác biệt hiện có khả năng sẽ trở nên rõ rệt hơn. Các quốc gia có thu nhập cao sẽ tiếp tục nhập khẩu toàn bộ các sản phẩm thực phẩm, trong khi những quốc gia đang phát triển trên thế giới sẽ ngày càng tập trung vào các mặt hàng chủ lực.

Trong một động thái liên quan hồi tháng trước, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã thông qua một Cơ chế Chống sốc Lương thực mới, để cung cấp tài chính khẩn cấp cho các quốc gia có thu nhập thấp hơn. FAO đã lên tiếng hoan nghênh động thái này, và gọi đây là một bước đi quan trọng nhằm giảm bớt gánh nặng do chi phí nhập khẩu lương thực leo thang.

Thanh Ngân (Lược dịch từ UN News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lưu ý doanh nghiệp trước những chính sách mới của Ai Cập

Trước những chính sách tiền tệ mới của Ai Cập sẽ có tác động theo chiều hướng tích cực (ít nhất trong ngắn hạn) với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam, Thương vụ Việt Nam tại Ai Cập lưu ý doanh nghiệp cần phối hợp chặt chẽ với bên nhập khẩu để chuẩn bị và làm rõ yêu cầu với sản phẩm của mình bởi các chính sách mới còn chưa được phía cơ quan chức năng Ai Cập quy định rõ ràng.

Lưu ý doanh nghiệp trước những chính sách mới của Ai Cập
Ngân hàng Thế giới (WB):
Kiều hối xuyên biên giới tiếp tục ở mức cao nhất mọi thời đại

Tạp chí Nikkei Asia ngày hôm nay (28/12) trích dẫn một báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) cho hay, lượng kiều hối quốc tế đã tăng ước tính khoảng 3% lên khoảng 860 tỷ USD vào năm 2023 so với một năm trước đó, đánh dấu mức cao nhất mọi thời đại trong năm thứ 3 liên tiếp.

Kiều hối xuyên biên giới tiếp tục ở mức cao nhất mọi thời đại
Return to top