ClockThứ Năm, 29/12/2016 09:30

FDI vào Việt Nam năm 2016: Lượng vốn giảm, giải ngân tăng kỷ lục

Năm 2016, vốn FDI vào Việt Nam 20,9 tỷ USD, giảm 8%; nhưng vốn giải ngân 15,8 tỷ USD, tăng 9% so với năm 2015, đạt giải ngân cao nhất từ trước đến nay.

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất vào Việt Nam

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, từ đầu năm đến thời điểm 26/12/2016, Việt Nam thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) đạt 2.556 dự án cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 15,182 tỷ USD, tăng 27% về số dự án và giảm 2,5% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2015. Bên cạnh đó, có 1.225 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm đạt 5,765 tỷ USD, tăng 50,5% về số dự án và giảm 19,7% về vốn tăng thêm.

Trong năm 2016 có 2.547 doanh nghiệp, tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn mua cổ phần (với tỷ lệ vốn lớn hơn 50% vốn điều lệ hoặc thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện) với tổng vốn đầu tư là 3,425 tỷ USD.

Như vậy, tính chung tổng vốn đăng ký của các dự án cấp mới, cấp vốn bổ sung và đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần trong năm 2016 đạt 24,372 tỷ USD, tăng 7,1% so với năm trước. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện năm 2016 ước tính đạt 15,8 tỷ USD, tăng 9% so với năm 2015, đạt mức giải ngân vốn FDI cao nhất từ trước đến nay.

Trong năm nay, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất với số vốn đăng ký của các dự án được cấp phép mới đạt 9,812 tỷ USD, chiếm 64,6% tổng vốn đăng ký cấp mới. Tiếp đến là hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 1,522 tỷ USD, chiếm 10,1%. Ngành bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác đạt 367 triệu USD, chiếm 2,4%; các ngành còn lại đạt 3.480 triệu USD, chiếm 22,9%.

Cả nước có 51 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép mới trong năm 2016, trong đó Hải Phòng có số vốn đăng ký lớn nhất với 2,464 vtỷ USD, chiếm 16,2% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, TPHCM, Bắc Giang, Hà Nam.

Trong số 68 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam năm nay, Hàn Quốc là nhà đầu tư lớn nhất với 5.518,6 triệu USD, chiếm 36,3% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Singapore, Trung Quốc, Nhật Bản...

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tăng tốc giải ngân vốn giao thông ngay từ đầu năm

Tổng kế hoạch vốn xây dựng giao thông Bộ Giao thông vận tải (GTVT) được giao năm 2024 là 56.666 tỷ đồng, mặc dù thấp hơn năm 2023, nhưng để giải ngân hết đòi hỏi ngành phải quyết liệt ngay từ đầu năm.

Tăng tốc giải ngân vốn giao thông ngay từ đầu năm
Triển khai thực hiện đồng bộ các Chương trình mục tiêu Quốc gia

Sáng 17/1, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình chủ trì buổi họp giao ban việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số & miền núi.

Triển khai thực hiện đồng bộ các Chương trình mục tiêu Quốc gia
Bám cơ sở để thực hiện các chương trình một cách đồng bộ

Chiều 14/11, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình chủ trì cuộc họp giao ban với các sở, ngành, địa phương để nghe báo cáo công tác triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số & miền núi, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững (GNBV).

Bám cơ sở để thực hiện các chương trình một cách đồng bộ
Return to top