ClockChủ Nhật, 28/07/2019 13:00

“Food reviewer”

TTH - “Được đi nhiều nơi, ăn nhiều món và có nhiều hình đẹp”, đó là suy nghĩ của nhiều người khi nhắc đến nghề food reviewer (người quay phim, chụp hình để giới thiệu, quảng bá các món ăn). Tuy nhiên, để đến với nghề và trụ lại trong môi trường tưởng chừng đơn giản ấy, các food reviewer phải rèn luyện không ngừng, vượt bao khó khăn để tìm sự đồng điệu với thức ăn, đồng cảm với mọi người.

“Đi muôn nơi” với ảnh cưới phim trường“Theo gót” uyên ươngKhi bà bầu “lên sóng”Thánh thiện “newborn”

Trung Hiếu thành thạo từ quay phim, chụp hình đến viết lách…

Tạo cái duyên cho món ăn

Sắp sửa bước vào năm cuối của Khoa Điện tử - Viễn thông (Trường đại học Khoa học - Đại học Huế), Nguyễn Trung Hiếu không chỉ là sinh viên năng nổ trong các hoạt động Đoàn, chàng sinh viên vùng quê Lệ Thủy (tỉnh Quảng Bình) còn khởi nghiệp bằng cách chuyên review món ăn.

Food reviewer là nghề ăn và cảm nhận những món ăn. Tuy nhiên, khi đến tay mình, Nguyễn Trung Hiếu đã biến hóa thành một nghề có nét đặc trưng riêng. Hiếu chia sẻ: “Khi food reviewer đến với em, đó không còn đơn thuần là đến địa điểm, ăn ngon, cảm nhận và giới thiệu cho mọi người. Chúng em linh động từ lên ý tưởng, dựng kịch bản, viết bài, quay phim, chụp hình, thiết kế ảnh đến dựng video…”.

Tỉ mỉ chăm chút cho “diễn viên” - món ăn

“Điểm nhấn” của các sản phẩm (video, hình ảnh) là những con người tạo ra món ăn và cách sắp xếp, bài trí. Cảnh quay, góc quay vừa phải thể hiện sự điêu luyện của người chế biến, vừa toát lên vẻ tươi mát, non xanh của thực phẩm. Hành được thái ra sao, cà rốt sẽ được cắt như thế nào, đôi bàn tay người đầu bếp nâng niu nguyên liệu ra sao để khi thực khách nhìn vào thước phim, sự kích thích của màu sắc, dáng vẻ phải làm người ta phấn khích, đến thử cho bằng được. Hơn nữa, mỗi sản phẩm và chủ quán sẽ có một cái gu, một phong cách riêng, phải khéo léo lồng ghép nét đặc trưng ấy vào món ăn, không trộn lẫn với thương hiệu khác.

Food reviewer có sự khác biệt rõ rệt so với food stylist, mặc dù hai công việc đều có chung “diễn viên”, đó là các món ăn. Food stylist đòi hỏi mắt thẩm mỹ, sự sáng tạo, thành quả là những bức ảnh thức ăn cực tươi ngon, thơm mát. Trong khi đó, thành quả của food reviewer đôi lúc không tinh tế bằng, song những nhân tố liên quan như đầu bếp, nguyên liệu, một dòng nhắc nhở, những hình ảnh vui nhộn được lồng ghép sẽ tạo hiệu ứng bất ngờ cho sản phẩm. Bản thân reviewer cũng là nhân tố quan trọng, là người tạo ra cái duyên cho món ăn bằng những lời nhận xét, thái độ…

Để không bị béo phì

Trâm, một food reviewer 24 tuổi chia sẻ: “Em đã gặp rất nhiều người vui vẻ, nhiệt tình. Không chỉ giới thiệu tận tình, họ còn mời món ăn miễn phí. Vui nhất là em được đi nhiều nơi, thưởng thức ẩm thực vùng miền, từ đó thấy thêm sự đa dạng của ẩm thực nước ta”.

Từ khi vào nghề, Trâm đã trở thành một “máy định vị GPS”. Trâm được mọi người tin tưởng, trở thành người tư vấn khi bạn bè, người thân có nhu cầu ăn uống. Được thỏa sức chụp ảnh, chỉnh ảnh và chia sẻ cảm nhận của mình. Trong đó, vui nhất là cô nàng 9X đã thấy được sự đồng cảm giữa bản thân và mọi người. “Nhiều người gọi food reviewer là nghề được ăn, được nói, cái đó hoàn toàn đúng”, Trâm nhận xét thêm.

Bén duyên với công nghệ, phần mềm từ những năm học phổ thông, đến năm nhất đại học, Nguyễn Trung Hiếu có sản phẩm đầu tiên, đó là một phim ngắn. Từ bước khởi đầu, Hiếu dần dần được biết đến. Cuối năm hai, Trung Hiếu đã có dự án đầu tay. Đó là review cho một nhãn hàng mì cay. Thế nhưng, “vạn sự khởi đầu nan”, Hiếu nhìn nhận: “Em khá sốc vì những gì em học tập, trau dồi biết bao năm rất khác so với va chạm thực tế”.

Rồi đến một thương hiệu bánh mì mới nổi, Nguyễn Trung Hiếu phải ra Bắc Ninh để làm việc. Cập nhật tình hình thời tiết, chàng sinh viên sinh năm 1997 cẩn thận mặc áo len, áo dạ song vẫn bị sốc lạnh. Hết vấn đề nhiệt độ lại đến rào cản ngôn ngữ, mọi người khó hiểu giọng của Hiếu, buộc chàng sinh viên phải “cầm tay chỉ việc”. Nhớ đến chuyến đi nhớ đời, Hiếu phân tích: “Em phải mất hai ngày cho 4 phút video, thật sự rất vất vả. Nếu điều kiện thuận lợi, có lẽ em chỉ mất ¼ thời gian để hoàn thành công việc. Vì thế, cách mà người làm review thích ứng với môi trường rất quan trọng”.

Để không bị béo phì các food reviewer luôn dè chừng với năng lượng của từng món ăn. Dù vậy thì họ cũng khó tránh khỏi việc lên cân, khi hàng ngày luôn được "ăn ngon". Như Trâm, cô gái xinh xắn đã tăng đến 10kg sau khi vào nghề. May mắn hơn, Trung Hiếu vẫn chưa lo lắng lắm về cân nặng nhờ siêng năng tập thể dục.

Nguyễn Trung Hiếu cho biết, đã tập hợp nhóm các bạn trẻ có chung niềm đam mê để khởi nghiệp, mỗi bạn có một thế mạnh riêng. 7 thành viên đều là các bạn sinh viên, mỗi tháng, nhóm nhận từ 5-7 dự án review. Số tiền thu được sẽ được chia theo % đóng góp. Cầu toàn trong công việc, Trung Hiếu luôn đặt cho mình mục tiêu rõ ràng khi ký hợp đồng review cho các nhãn hàng ăn uống.

Bài, ảnh: MAI HUẾ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Người tạo “Avatar” cho làng hương Thủy Xuân

Nếu như “Avatar” là một thủ thuật của marketing để tạo dựng, củng cố hình ảnh cá nhân, nhận diện thương hiệu cho một hay nhóm sản phẩm nào đó, thì “Avatar” của làng hương Thủy Xuân được tạo ra theo một cách hết sức thú vị, ít ai ngờ tới.

Người tạo “Avatar” cho làng hương Thủy Xuân
Thế giới tí hon qua ống kính macro phone

Am hiểu kỹ thuật, tỉ mỉ, cẩn thận và cả vận may, đó là những tiêu chí căn bản để “theo” bộ môn macro phone - chụp ảnh cận cảnh bằng ống kính macro trên các dòng điện thoại thông minh (smartphone).

Thế giới tí hon qua ống kính macro phone
Mới lạ với photophone

Ngày càng tích hợp nhiều tiện ích trong công nghệ quay, chụp, chiếc điện thoại đã trở thành phương tiện kiếm thêm thu nhập của nhiều người trẻ khi photophone ra đời.

Mới lạ với photophone
Nhiếp ảnh gia đắt khách dịp Tết

Mỗi độ tết đến xuân về, nhiều bạn trẻ hòa vào sắc xuân, nô nức chụp ảnh để lưu lại cho mình những hình ảnh đẹp. Đây cũng chính là thời điểm các thợ chụp ảnh thỏa sức làm nghề, kiếm thêm thu nhập.

Nhiếp ảnh gia đắt khách dịp Tết
Return to top