ClockThứ Năm, 25/02/2016 18:57

G20 đối mặt với nhiều thách thức trong hội nghị tại Thượng Hải

TTH - Từ ngày 26/2, Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc ngân hàng trung ương Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) được tổ chức tại Thượng Hải, Trung Quốc.

IMF cảnh báo G20: Kinh tế thế giới “rất dễ bị tổn thương”Lãnh đạo G20 hy vọng sẽ ổn định kinh tế toàn cầu

Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc ngân hàng trung ương G20 nhóm họp tại Thượng Hải, Trung Quốc từ ngày 26-27/2. Ảnh: CNTV

Hội nghị diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đối mặt với nhiều thách thức trên nhiều mặt, từ sự tăng trưởng chậm lại của Trung Quốc đến sự sụt giảm giá cả các loại hàng hóa, cũng như những bất đồng về phương pháp giải quyết thách thức.

Cụ thể là, giá dầu thế giới đang ở mức thấp trong nhiều năm, các mối đe dọa kinh tế từ khả năng Anh rời khỏi Liên minh châu Âu và giao dịch chứng khoán thế giới giảm mạnh kể từ đầu năm nay.

Trong một động thái liên quan, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jacob Lew phủ nhận việc tình hình kinh tế thế giới hiện nay rơi vào khủng hoảng, nhưng chỉ trích các nước khác đã phụ thuộc quá nhiều vào Mỹ để trở thành động lực chính cho tăng trưởng toàn cầu.

“Những quốc gia có nền kinh tế lớn cần phải sử dụng thêm nhiều công cụ chính sách”, ông Jacob Lew nói với đài truyền hình Bloomberg trong một cuộc phỏng vấn.

Được biết, G20 gồm nhóm 19 nước phát triển và Liên minh châu Âu (EU) được thành lập năm 1999 trong bối cảnh khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997. G20 lần đầu tiên tổ chức một hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo để giải quyết cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vào cuối năm 2008.

LÊ THẢO (Lược dịch từ AFP & Bloomberg)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

G20 nhóm họp khi thời tiết khắc nghiệt thúc đẩy sự tập trung vào khí hậu

Tờ The Business Times ngày 22/7 đưa tin, các Bộ trưởng Năng lượng thuộc Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) vừa tập trung để tham dự các cuộc đàm phán tại Ấn Độ, trong bối cảnh thời tiết khắc nghiệt ảnh hưởng đến các khu vực của châu Âu, Mỹ và châu Á, thúc đẩy nhu cầu mới về các tiến bộ đối với hành động khí hậu và sự chuyển hướng khỏi nhiên liệu hóa thạch.

G20 nhóm họp khi thời tiết khắc nghiệt thúc đẩy sự tập trung vào khí hậu
Ấn Độ khéo léo dẫn dắt, lãnh đạo Nhóm G20

Tiếp nhận chức vụ từ người tiền nhiệm Indonesia, Ấn Độ chính thức trở thành Chủ tịch Nhóm G20 năm 2023. Khi nhận trọng trách này tại Bali (Indonesia) vào tháng 11/2022, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cho biết, nhiệm kỳ Chủ tịch G20 của nước này sẽ “toàn diện, tham vọng, quyết đoán và có nhiều định hướng hành động”.

Ấn Độ khéo léo dẫn dắt, lãnh đạo Nhóm G20
G20: Cần tìm ra điểm chung để cùng nhau phát triển

Tiếp lời Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ S Jaishankar chia sẻ với các ngoại trưởng G20 rằng họ có thể “không luôn đồng lòng” và “có sự khác biệt rõ rệt về ý kiến và quan điểm”. Tuy nhiên, họ luôn phải “tìm ra điểm chung và phương hướng để cùng phát triển”.

G20 Cần tìm ra điểm chung để cùng nhau phát triển
Return to top