Thế giới

G20 nhất trí tiêu chuẩn hóa giao thức đi lại hậu đại dịch COVID-19

ClockThứ Tư, 30/03/2022 20:48
TTH - Trong cuộc họp Hội nghị Nhóm công tác y tế kéo dài 2 ngày tại Yogyakarta (Indonesia), các quan chức y tế từ Nhóm G20 mới đây đã nhất trí tiêu chuẩn hóa các giao thức COVID-19, nhằm giúp việc đi lại trên tuyến quốc tế trở nên dễ dàng hơn thông qua việc sử dụng một cổng thông tin chung, có khả năng xác minh giấy chứng nhận tiêm chủng và kết quả test COVID-19 ngay tại điểm nhập cảnh.

Nhiệm kỳ Chủ tịch G20 năm 2022 sẽ tập trung 3 vấn đề ưu tiênG20 cam kết phục hồi thận trọng sau đại dịch

 Tiêu chuẩn hóa các giao thức đi lại hậu đại dịch là rất quan trọng. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN/Vietnam+

Theo đó, cổng thông tin điện tử chung sẽ được sử dụng để xác minh thông tin dựa trên mã QR in trên giấy chứng nhận sức khỏe của khách du lịch đến từ các quốc gia không có ứng dụng truy tìm kỹ thuật số.

Các nhóm kỹ thuật, dưới sự bảo trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) sẽ bắt đầu làm việc vào tháng tới để xác định các chi tiết và những vấn đề chuyên môn nhằm đảm bảo thực hiện suôn sẻ các kế hoạch này, Tiến sĩ Maxi Rein Rondonuwu, Tổng vụ trưởng Phòng chống và Kiểm soát dịch bệnh thuộc Bộ Y tế Indonesia cho biết trong cuộc họp.

“Các quốc gia cần hỗ trợ cho những nỗ lực nhằm hài hòa các giao thức y tế toàn cầu đối với việc đi lại trên tuyến quốc tế. Điều này đóng một vai trò rất quan trọng để đảm bảo sự di chuyển không bị cản trở của lao động và dòng chảy của chuỗi cung ứng toàn cầu – yếu tố góp phần hỗ trợ tiến trình phục hồi toàn cầu sau tác động của đại dịch”, Tiến sĩ Maxi nhấn mạnh.

Để có cơ sở chắc chắn cho việc xác minh kỹ thuật số, G20 sẽ tìm cách sửa đổi Điều lệ Y tế Quốc tế 2005. Được biết, các quốc gia hiện đang chấp nhận xác minh kỹ thuật số trên các cơ sở thỏa thuận song phương.

Trong một thông tin có liên quan, Tiến sĩ Maxi cho biết, Indonesia sẽ tổ chức một cuộc họp cấp bộ trưởng vào tháng 6 để củng cố kết quả của nhóm kỹ thuật trước khi ra tuyên bố trong hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra vào tháng 11.

Được biết, Indonesia cũng đã thảo luận về các giao thức hợp lý hóa việc đi lại giữa hai khu vực với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Liên minh châu Âu (EU). Thông tin được Bộ trưởng Y tế Indonesia Budi Gunadi Sadikin đưa ra khi nhiều quốc gia đang nỗ lực nới lỏng hạn chế chống dịch nhằm mục tiêu hồi phục du lịch, cũng như phục hồi hoạt động business travel (du lịch vì mục đích công tác hoặc làm việc), trong đó bao gồm cả Indonesia – quốc gia mà vừa tuần trước cũng đã dỡ bỏ các yêu cầu kiểm dịch sau 2 năm kiểm soát biên giới chặt chẽ.

Phát biểu tại họp báo riêng ở Yogyakarta, Trưởng bộ phận Công nghệ y tế kỹ thuật số của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ông Garrett Mehl khẳng định, tiêu chuẩn hóa các quy trình y tế cho việc đi lại là rất quan trọng bởi hiện tại, các chứng chỉ được cấp ở các quốc gia là khác nhau, không tương thích. Điều này khiến việc đi lại trở nên cồng kềnh hơn.

Một hệ thống chứng nhận được tiêu chuẩn hóa “sẽ đảm bảo các chứng nhận đáng tin cậy và có giá trị ở các quốc gia khác nhau.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ Straistimes & Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phong Điền nhất trí chủ trương thành lập thành phố trực thuộc Trung ương

Chiều 12/3, HĐND huyện Phong Điền tổ chức kỳ họp chuyên đề lần thứ 9 khóa VII, nhiệm kỳ (2021 - 2026) để xem xét, cho ý kiến về chủ trương thành lập thành phố trực thuộc Trung ương và sắp xếp, thành lập các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên cơ sở địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế.

Phong Điền nhất trí chủ trương thành lập thành phố trực thuộc Trung ương
COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm

Một nghiên cứu quy mô lớn vừa công bố sáng nay (12/3) cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến tuổi thọ trung bình của người dân trên toàn thế giới giảm 1,6 năm trong 2 năm đầu tiên của đại dịch, một mức giảm nghiêm trọng hơn so với trước đây.

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm
Return to top