Thế giới

G20 tự tin về tốc độ phục hồi của kinh tế toàn cầu

ClockChủ Nhật, 06/09/2015 16:10
TTH.VN - Tờ Economic Times hôm nay (6/9) trích dẫn nhận định của quan chức tài chính từ những nền kinh tế hàng đầu thế giới rằng, tăng trưởng toàn cầu đã giảm so với mong đợi của họ, tuy nhiên nền kinh tế thế giới sẽ đạt được tốc độ phục hồi đáng kể.

Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhóm 20 nước phát triển và nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (G20) diễn ra trong hai ngày 4-5/9 tại thủ đô Ankara, Thổ ​​Nhĩ Kỳ khép lại với cam kết sẽ có “hành động quyết định” để giữ ổn định kinh tế trong các nước thành viên, nhằm tăng tốc độ phục hồi kinh tế toàn cầu.


Hội nghị nhóm các nền kinh tế phát triển G20 - Ảnh: Economic Times

Hội nghị được tổ chức vào thời điểm nền kinh tế thế giới đứng trước nhiều rủi ro do sức tăng trưởng kinh tế chậm của Trung Quốc, gia tăng biến động thị trường và lo ngại về việc tăng lãi suất của Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED).

Phó Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Cevdet Yilmaz nói với các phóng viên vào cuối hội nghị rằng, Trung Quốc cam kết sẽ tiếp tục phát triển và đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức 7%. "Cam kết này làm xoa dịu mối quan tâm của G20 đến một mức độ nhất định”, ông Yilmaz cho hay.

Tuy nhiên trong một tuyên bố khác, bà Christine Lagarde, Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) khẳng định, “rủi ro kinh tế do tăng trưởng chậm đang lớn dần. Nhất là đối với các nền kinh tế thị trường mới nổi, tăng trưởng vẫn còn ở mức vừa phải và không đồng đều. Trong đó, vấn đề lớn nhất hiện này là tình trạng thất nghiệp quá tồi tệ”.

Các thành viên G20 nhất trí “điều chỉnh” chính sách kinh tế của mình và có những động thái kinh tế "rõ ràng", trong một nỗ lực để tăng cường tính minh bạch và giảm sự không chắc chắn với quy mô toàn cầu.

Theo một tuyên bố chính thức, G20 cam kết tăng cường “hệ thống tỷ giá hối đoái do thị trường quyết định” và “kiềm chế phá giá để cạnh tranh”.

Đây được xem là lời ám chỉ đến động thái của Trung Quốc, khi làm suy yếu đồng tiền của mình nhằm đẩy mạnh xuất khẩu có chủ ý.

Trước đó, một quan chức cấp cao của Bộ Tài chính Mỹ phát biểu, Trung Quốc phải cải thiện các chính sách kinh tế của mình và chỉ đạo rõ ràng về sự mất giá cạnh tranh và để giá trị của đồng tiền được xác định bởi các thị trường khác.

 

 
Lê Thảo (lược dịch từ Economic Times & Jakarta Post)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Các công ty tài chính kêu gọi hành động về ô nhiễm nhựa

Một nhóm gồm 160 công ty tài chính ngày hôm nay (19/4) đã lên tiếng kêu gọi các chính phủ nhất trí về một hiệp ước chấm dứt ô nhiễm nhựa, nhằm giúp thúc đẩy hành động của khu vực tư nhân, trước vòng đàm phán toàn cầu tiếp theo ở Canada.

Các công ty tài chính kêu gọi hành động về ô nhiễm nhựa
Chuyên gia bày tỏ lo ngại về bệnh cúm gia cầm lây sang người

Sự lây lan toàn cầu đang diễn ra của các ca nhiễm “cúm gia cầm” sang động vật có vú trong đó có con người là một mối quan ngại lớn về sức khỏe cộng đồng, các chuyên gia y tế cấp cao của Liên hợp quốc (LHQ) ngày 18/4 cho biết, khi họ công bố các biện pháp mới nhằm giải quyết những bệnh lây truyền qua đường không khí.

Chuyên gia bày tỏ lo ngại về bệnh cúm gia cầm lây sang người
Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20%

Một nghiên cứu do chính phủ Đức hỗ trợ cho thấy đến giữa thế kỷ này, thiệt hại đối với nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, năng suất và sức khỏe con người do biến đổi khí hậu ước tính có thể lên đến khoảng 38.000 tỷ USD/năm, tức gần 1/5 GDP toàn cầu, bất kể nhân loại có cắt giảm khí carbon gây ô nhiễm mạnh mẽ đến đâu.

Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20
'Nóng' chủ đề Trung Đông tại Hội nghị Ngoại trưởng G7

Rạng sáng 18/4 (giờ Việt Nam), Hội nghị Ngoại trưởng Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã khai mạc trên đảo Capri của Italy, với trọng tâm thảo luận là tình hình căng thẳng hiện nay ở Trung Đông.

Nóng chủ đề Trung Đông tại Hội nghị Ngoại trưởng G7
Return to top