ClockThứ Ba, 22/08/2017 14:15

Gần 100% công nhân lao động không muốn kéo dài tuổi làm việc

Khảo sát của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam trong năm 2017 cho thấy gần 100% công nhân, lao động không muốn kéo dài tuổi làm việc.

Đa số lao động đều không muốn tăng tuổi làm việc. Ảnh: Đoàn Hữu Trung/TTXVN

Tại buổi tọa đàm “Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH)” do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức ngày 22/8, ông Vũ Ngọc Thọ, Viện trưởng Viện Công nhân công đoàn, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết: Khảo sát của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam trong năm 2017 cho thấy, gần 100% công nhân, lao động không muốn kéo dài tuổi làm việc và xin được nghỉ.

Về độ tuổi nghỉ hưu, 90% công nhân cho rằng giữ nguyên như hiện nay và không muốn kéo dài tuổi nghỉ hưu.

Còn ông Đỗ Ngọc Thọ, Phó Trưởng ban Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, cho biết: Việc thay đổi cách tính lương hưu từ 1/1/2018 để quỹ bảo hiểm xã hội an toàn hơn, trong đó có việc kéo dài thời gian sẽ tham gia bảo hiểm xã hội. Cụ thể, sẽ phân biệt tuổi làm việc (hay còn gọi là tuổi lao động) và tuổi nghỉ hưu.

Thực hiện quy định tại khoản 2 Điều 56 Luật BHXH năm 2014, từ ngày 1/1/2018, BHXH Việt Nam sẽ bắt đầu áp dụng lộ trình thay đổi cách tính tỷ lệ % hưởng lương hưu. Cụ thể, lao động nam được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng hoặc thu nhập tháng đóng BHXH khi có thời gian đóng BHXH đủ 16 năm và nghỉ hưu năm 2018, đủ 17 năm và nghỉ hưu năm 2019, đủ 18 năm và nghỉ hưu năm 2020, đủ 19 năm và nghỉ hưu năm 2021, đủ 20 năm và nghỉ hưu từ năm 2022 trở đi.

Như vậy, để hưởng lương hưu ở mức tối đa là 75%, cả nam và nữ sẽ phải kéo dài thời gian làm việc thêm 5 năm so với hiện hành.

Còn theo đề xuất sửa Luật lao động năm 2012, tuổi nghỉ hưu được đề xuất tăng với nam lên 62 tuổi và nữ lên 60 tuổi. Hiện tuổi nghỉ hưu với nam là 60 tuổi và nữ là 55 tuổi.

Ông Đỗ Ngọc Thọ cho biết: Để hạn chế số người nghỉ hưu do mất sức lao động phải làm chặt chẽ công tác giám định sức khỏe. Mới đây, Bộ Y tế cũng đã có công văn chỉ đạo Hội đồng giám định y khoa tăng cường giám sát, minh bạch để hạn chế tình trạng số người nghỉ hưu sớm do mất sức lao động.

Theo thống kê của BHXH Việt Nam, số người tham gia BHXH bắt buộc là hơn 13,1 triệu người, BHXH tự nguyện là hơn 241.000 người. BHXH Việt Nam cho rằng, tuổi nghỉ hưu và tuổi làm việc của lao động Việt Nam vẫn thấp so với khu vực.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thăm, tặng quà cho các trường hợp khó khăn bị tai nạn lao động

Trong khuôn khổ hưởng ứng Tháng hành động An toàn vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024, ngày 24/4, đại diện lãnh đạo tỉnh, Hội đồng ATVSLĐ tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh cùng đại diện các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể đi thăm, tặng quà cho các trường hợp bị tai nạn lao động, thân nhân người tử nạn do tai nạn lao động và khởi công xây dựng nhà "Mái ấm Công đoàn" cho đoàn viên trên địa bàn tỉnh.

Thăm, tặng quà cho các trường hợp khó khăn bị tai nạn lao động
Phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng công nhân

Sáng 24/4, tại Khu công nghiệp huyện Phong Điền, Hội đồng An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tỉnh phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024 với chủ đề "Tăng cường đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng" và Tháng Công nhân với chủ đề "Đoàn kết công nhân - Triển khai Nghị quyết".

Phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng công nhân
Lồng ghép các chương trình, nguồn lực giảm nghèo bền vững

Chiều 23/4, UBND tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết giữa kỳ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh (gọi tắt Chương trình), đồng thời đưa ra những giải pháp giảm nghèo thiết thực, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế trong thời gian đến.

Lồng ghép các chương trình, nguồn lực giảm nghèo bền vững

TIN MỚI

Return to top