ClockThứ Năm, 27/02/2014 10:40

Gần 100% doanh nghiệp dệt may đã có đơn hàng

TTH - Trong khi nhiều DN trên địa bàn tỉnh đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do tác động của suy thoái kinh tế thì những ngày đầu năm mới 2014, các DN hoạt động trong lĩnh vực dệt may đón nhận nhiều tin vui và gặt hái được nhiều thành công...

Chúng tôi có mặt tại văn phòng Công ty Scavi Huế ở KCN Phong Điền trong buổi gặp mặt các DN đầu năm mới 2014 và chứng kiến một không khí vui tươi, phấn khởi. Trong số đại diện của gần 50 DN có mặt, gần như 100% DN hoạt động trong lĩnh vực dệt may đã thông báo những kết quả và tin vui trong năm mới 2014, đó là hầu như 100% DN đã có đơn đặt hàng của các đối tác đến hết năm 2014, trong đó nhiều DN còn nhận hàng đến hết năm 2015 như Công ty Scavi Huế, Dệt May Huế, Phú Hòa An, HBI… Một tin vui nữa đối với các DN dệt may đó là trong năm 2013, số lượng lao động quay trở lại làm việc sau tết giảm trên 40% thì sau tết 2014, gần như 100% lao động làm việc tại các DN dệt may đã trở lại làm việc bình thường và cho năng suất cao, đạt tỷ lệ cao nhất từ trước tới nay.

Công ty CP Dệt may Huế đã nhận đơn hàng đến năm 2015

Ông Hồ Văn Diện, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Dệt May Huế cho biết: “Năm 2013, lĩnh vực dệt may gặp khá nhiều thuận lợi, lượng lao động ổn định nên năng suất khá cao. Nhờ vậy nên đến thời điểm này, DN đã nhận đơn đặt hàng đến giữa năm 2015 và vẫn đang tiếp tục nhận đơn hàng từ các đối tác trên thế giới”.

Trong năm 2014, dự kiến kim ngạch xuất khẩu nhóm dệt may đạt 460 triệu USD, tăng 9,52% so với năm 2013. Để đạt được các chỉ tiêu đó, năm 2014 phấn đấu đẩy nhanh tiến độ các dự án dệt may đã và đang xây dựng như Nhà máy sản xuất sợi Phú Hưng công suất 21.600 cọc sợi, vốn đầu tư 297 tỷ đồng, giai đoạn 1 công suất 14.000 cọc sợi, dự kiến tháng 8-2014 sẽ đưa vào hoạt động; dự án nhà máy may công nghiệp của Công ty CP May xuất khẩu Ngọc Châu tại cụm công nghiệp Vinh Hưng (Phú Lộc), quy mô 12 chuyền may, vốn đầu tư 14 tỷ đồng, dự kiến quý I- 2014 sẽ đưa vào hoạt động; nhà máy may Vinatex Hương Trà giai đoạn 2 tại cụm công nghiệp Tứ Hạ và một số nhà máy may, sợi và dệt nhuộm quy mô lớn đang triển khai xây dựng trên địa bàn tỉnh, góp phần làm tăng năng lực tăng thêm của ngành dệt may trong năm 2014.
 
Trong những ngày đầu năm mới 2014 này, Công ty CP Dệt may Huế đang gấp rút hoàn thành các thủ tục để chuẩn bị khởi công nhà máy may mang tên Thiên An Phú tại KCN Phú Đa (Phú Vang). Dự án có tổng vốn trên 80 tỷ đồng, chia làm 2 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 chiếm 50 tỷ đồng gồm 8 phân xưởng may, giải quyết việc làm cho 800 lao động. Theo dự kiến, nhà máy sẽ hoàn thành trong năm 2014 và sau đó sẽ khởi động giai đoạn 2. Đây sẽ là nhà máy may đầu tiên trên vùng đất Phú Đa, song nó sẽ là cột mốc đánh dấu sự phát triển của ngành dệt may tỉnh khi các DN dệt may phấn bổ đều về các KCN chứ không tập trung tại 2 KCN lớn là Phú Bài và Phong Điền như trước.
 
Tại buổi gặp mặt DN đầu năm, Trưởng Ban quản lý các KCN tỉnh Nguyễn Hữu Trân khẳng định, để tập trung nguồn lực hướng đến xây dựng Trung tâm dệt may Huế, sắp tới BQL đang triển khai quy hoạch chi tiết 2 KCN là Tứ Hạ và KCN phụ trợ ngành dệt may; đồng thời đôn đốc tiến độ xây dựng các nhà máy sản xuất sợi tại KCN Phú Bài, nhà máy may tại KCN Phú Đa. Mặt khác, để nâng cao chất lượng và tính cạnh tranh trên thị trường, BQL các KCN đang xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực cho các DN nói chung và các DN hoạt động trong lĩnh vực dệt may nói riêng, trong đó có kế hoạch đào tạo nghề và cung cấp lao động và xây dựng mối liên kết giữa các cơ sở dạy nghề, các địa phương và DN để tổ chức cung cấp, đào tạo nghề cho khoảng 5 ngàn lao động có trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp để phát triển lĩnh vực dệt may.
 
Có mặt tại KCN Phong Điền trong những ngày đầu năm mới 2014, tôi thực sự vui khi trên 3.500 lao động tại các xã, thị trấn của huyện Phong Điền và các địa phương khác đã phấn khởi trở lại xưởng may bắt tay vào công việc. Khắp nơi trên địa bàn huyện Phong Điền, các panô áp phích thông báo tuyển dụng lao động ngành dệt may được phát đi, mang lại cơ hội việc làm cho thêm 1 ngàn lao động mới khi trong tháng 3-2014, nhà máy may 2 của Scavi sẽ đi vào hoạt động. Ngành dệt may đang cần thợ và hàng ngàn người thợ chưa có tay nghề trên địa bàn tỉnh cũng đang được đào tạo và sống được bằng đồng lương góp phần giải bài toán việc làm cho lao động nông thôn.
Bài, ảnh: Thanh Hương
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đảm bảo cấp điện dịp Giỗ tổ Hùng Vương, lễ 30/4 và 1/5

Nhằm đảm bảo cấp điện trong dịp Giỗ tổ Hùng Vương, lễ 30/4 và 1/5 tới, Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế (PC Thừa Thiên Huế) chỉ đạo các phòng ban chức năng, các đơn vị trực thuộc thực triển khai các giải pháp nhằm đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn, tin cậy phục vụ các hoạt động chính trị, xã hội, sản xuất kinh doanh, nhu cầu sinh hoạt, lễ hội của nhân dân trên địa bàn.

Đảm bảo cấp điện dịp Giỗ tổ Hùng Vương, lễ 30 4 và 1 5
Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư xanh

Chiều 10/4, tại Nghệ An, Trường đại học Kinh tế, Đại học Huế phối hợp với Viện Nghiên cứu kinh doanh, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Trường đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng và Trường đại học Kinh tế Nghệ An tổ chức hội thảo khoa học Quốc gia “Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư xanh hướng tới mục tiêu phát triển bền vững”.

Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư xanh
Dệt may phục hồi, tăng tốc trong xu thế xanh

Sau thời gian gặp khó khăn do thị trường tiêu thụ cũng như yêu cầu xuất khẩu vào thị trường EU và một số thị trường khác phải đảm bảo “đơn hàng xanh”, năm 2024 các doanh nghiệp (DN) sản xuất hàng dệt may trên địa bàn tích cực đầu tư nhà xưởng, thay đổi chiến lược kinh doanh để đáp ứng các yêu cầu nên đã phục hồi trở lại và ổn định sản xuất kinh doanh.

Dệt may phục hồi, tăng tốc trong xu thế xanh

TIN MỚI

Return to top