ClockThứ Sáu, 23/01/2015 13:56

Gần 100 ha ruộng bỏ hoang

TTH - Do hệ thống đê Hạ Giá, xã Lộc Thuỷ, (Phú Lộc) từ chân cầu Thừa Lưu II đến đập Sở dài hơn 1km xuống cấp, nhiều đoạn bị lũ bão khoét lở không còn chức năng giữ nước trên sông Thừa Lưu để tiêu, tưới cho ruộng lúa nên người dân phải bỏ hoang ruộng lúa.

Ruộng chết

Ông Phan Thanh Khôi, Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp Thủy Tân (Lộc Thủy) đưa chúng tôi ra đồng ruộng cạnh chân cầu Thừa Lưu II và nói: “Tiếc lắm chú ơi, 20 ha ruộng lúa ở thôn Phước Hưng đã bỏ hoang ba năm nay”. Ông Phan Đình Chuân, một người dân ở thôn Phước Hưng thở dài: “Bất đắc dĩ, chứ mỗi lần chăn dắt trâu bò đến gặm cỏ ở ruộng hoang mà héo cả ruột”. Ông Chuân kể, ruộng ở đây tốt lắm. Mỗi năm gia đình ông đã đưa vào gieo cấy 2 vụ, gần 1 ha, năng suất đạt hơn 50tạ/ha, chi phí về phân bón, thuốc trừ sâu... rất thấp. Hiện nay, quỹ ruộng của gia đình không gieo sạ được, kế sinh nhai của gia đình cũng rơi vào thế bí.

Nhiều đoạn đê Hạ Giá khoét lở và bồi lấp đã không còn chức năng giữ nước cho đồng ruộng thôn Phước Hưng, Lộc Thuỷ

Đê Hạ Giá xuống cấp, gần 60 ha ruộng của xã Lộc Tiến nằm cạnh cũng bỏ hoang. Ông Trương Văn Thanh, cán bộ HTX nông nghiệp An Lộc (Lộc Tiến), đơn vị quản lý diện tích ruộng đang bỏ hoang cho rằng, diện tích ruộng lúa của HTX An Lộc phần lớn lấy nguồn nước tưới hoặc tiêu nhờ nước sông Thừa Lưu chảy qua, nhưng khi đê Hạ Giá hư hỏng, không giữ được nguồn nước nên ruộng lúa ở xã Lộc Tiến cũng bị ảnh hưởng, không đưa vào gieo sạ được. Tình trạng này kéo dài, ruộng lúa trở thành nơi cho trâu bò gặm cỏ.

Chờ trên hỗ trợ kinh phí

Ông Phan Thanh Khôi nói, nhiều năm nay bà con ở thôn Phước Hưng trăn trở về diện tích đất ruộng bỏ hoang. Nhiều lần HTX Thủy Tân đã kiến nghị lên xã, huyện và mỗi lần có cán bộ lãnh đạo tỉnh về tiếp dân bà con cũng bày tỏ quan điểm mong có giải pháp cứu gần 100ha ruộng đang bỏ hoang trong vùng. Nếu được quan tâm có thể xin cấp trên hỗ trợ kinh phí để đầu tư sửa chữa hệ thống đê Hạ Giá để tiếp tục trồng lúa; hoặc có phương án chuyển đổi đất ruộng để hoang sang mô hình sản xuất nuôi trồng cây con phù hợp. Tuy nhiên lâu rồi, vẫn chưa thấy phản hồi.

Ông Trần Văn Hữu, Chủ tịch UBND xã Lộc Thủy cho biết, tuyến đê Hạ Giá nằm trên địa bàn xã Lộc Thủy, nhưng lại phục vụ tưới tiêu ruộng lúa ở HTX An Lộc (Lộc Tiến) nhiều hơn diện tích ruộng lúa ở HTX Thủy Tân (Lộc Thủy). Vì thế, xã Lộc Thủy đã thỏa thuận, giao tuyến đê này cho HTX An Lộc quản lý, hàng năm trước khi vào vụ mùa chính quyền địa phương đề nghị ngành nông nghiệp huyện quan tâm nâng cấp tu sửa để người dân chủ động được nguồn nước gieo cấy. Nhiều lần, cán bộ cấp trên về tìm hiểu, khảo sát nhưng rồi chẳng thấy động tĩnh gì.

Theo ông Bạch Văn Khai, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Phú Lộc, nâng cấp sửa chữa đê Hạ Giá cần nguồn kinh phí không nhỏ. Theo tính toán, nếu đầu tư hệ thống đê Hạ Giá bằng đất cũng là tiền tỷ chứ chưa nói đê có mái lát bê tông kiên cố. “Chúng tôi là đơn vị phụ trách lĩnh vực sản xuất nông nghiệp cũng trăn trở. Đơn vị nhiều kiến nghị cấp trên và đang chờ kinh phí mới có điều kiện đề ra phương án giải quyết khắc phục được”, ông Khai nói.

Minh Văn
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dấu ấn khuyến nông

Dù có những lúc thăng trầm, nhưng đến thời điểm này ngành nông nghiệp tỉnh đã có bước chuyển mình đáng ghi nhận, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của tỉnh. Trong sự chuyển biến chung đó phải kể đến dấu ấn quan trọng của hoạt động khuyến nông.

Dấu ấn khuyến nông
Tạo động lực thúc đẩy hợp tác xã phát triển

Những năm gần đây, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh đã phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ các HTX. Trong đó, hoạt động ký kết thi đua do Liên minh HTX phát động là động lực giúp các HTX nâng cao hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp phần để HTX phát triển bền vững.

Tạo động lực thúc đẩy hợp tác xã phát triển
Ứng phó hạn, mặn

Diễn biến thời tiết phức tạp, nắng nóng dự báo gay gắt kéo dài khiến nguy cơ thiếu nước sản xuất nông nghiệp và xâm nhập mặn.

Ứng phó hạn, mặn
Xung kích trên mặt trận kinh tế

Phát huy vai trò xung kích, các cấp bộ Đoàn ở Hương Trà đã có nhiều hoạt động tích cực tham gia xây dựng thị xã, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển. Nổi bật trong đó là phong trào phát triển các mô hình kinh tế do thanh niên làm chủ...

Xung kích trên mặt trận kinh tế
Ứng phó nguy cơ dịch bệnh gia súc, gia cầm

Các biện pháp phòng, chống được triển khai đồng bộ, có hiệu quả nên đến thời điểm này, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm (GSGC) chưa xảy ra. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm, tái bùng phát dịch bệnh GSGC.

Ứng phó nguy cơ dịch bệnh gia súc, gia cầm
Return to top