ClockThứ Hai, 25/04/2022 12:28

Gần 160 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp thành phố

TTH.VN - Kết quả này được công bố tại hội nghị tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi tiểu học cấp thành phố, năm học 2021 - 2022 do UBND TP. Huế tổ chức sáng 25/4. Tham dự có UVTV Tỉnh uỷ, Bí thư Thành uỷ Phan Thiên Định; Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Trần Hùng Nam; Chủ tịch UBND TP. Huế Võ Lê Nhật và các đơn vị liên quan.

Dạy trò bằng yêu thương của người mẹ115 giáo viên được công nhận giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp tỉnhHương Thủy: Tuyên dương giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp tiểu học

Bí thư Thành ủy Phan Thiên Định trao giải cho các giáo viên

Hội thi giáo viên dạy giỏi (GVDG) cấp tiểu học là hoạt động thường xuyên của ngành giáo dục - đào tạo TP. Huế, được tổ chức 2 năm một lần cho mỗi cấp học, nhằm phát hiện, công nhận, tôn vinh giáo viên đạt danh hiệu GVDG, đẩy mạnh phong trào thi đua “dạy tốt và học tốt” trong trường học. Đồng thời, tạo cơ hội cho giáo viên giao lưu, phát huy tinh thần tự học, rèn luyện, sáng tạo trong công tác để phấn đấu, tiếp tục hoàn thiện chuyên môn và đáp ứng yêu cầu của giáo dục.

Hội thi được tổ chức từ ngày 4 đến 8/4/2022 với sự tham gia 162 giáo viên được tuyển chọn là giáo viên dạy giỏi cấp trường của 55 trường tiểu học trên địa bàn TP. Huế với 2 phần thi, gồm trình bày biện pháp góp phần nâng cao chất lượng công tác giảng dạy của giáo viên tại đơn vị đang công tác và phần thi thực hành tiết dạy.

Kết quả hội thi, có 157/162 giáo viên dự thi đạt danh hiệu GVDG cấp thành phố, trong đó có 92 giáo viên đạt giải, gồm 14 giải nhất, 32 giải nhì và 46 giải ba.

Theo lãnh đạo Phòng Giáo dục & Đào tạo TP. Huế, sau hội thi, phòng sẽ nhân rộng những điển hình tiên tiến, các tiết dạy tốt, các biện pháp hay, việc ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng các phần mềm, trang thiết bị trong dạy học trong toàn ngành. Từ đó, góp phần thu hút sự quan tâm của các lực lượng xã hội tham gia vào giáo dục, tạo động lực phát triển sự nghiệp giáo dục trên địa bàn TP. Huế trong giai đoạn chuyển đổi số, trong đó tập trung vào chuyển đổi số trong công tác quản lý, chuyển đổi số trong dạy và học.

Tin, ảnh: Thanh Hương

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khi người học được “chấm điểm” người dạy

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư 01/2024/TT-BGDĐT (Thông tư 01) về chuẩn cơ sở giáo dục đại học; trong đó, có một tiêu chí rất được quan tâm là tỷ lệ người học hài lòng với giảng viên về chất lượng và hiệu quả giảng dạy không thấp hơn 70%.

Khi người học được “chấm điểm” người dạy
Nếu không thay đổi, chúng ta sẽ tụt lại phía sau

Chuyên gia giáo dục toàn cầu Tô Thụy Diễm Quyên (1 trong 20 người đầu tiên trên thế giới được Microsoft công nhận là chuyên gia giáo dục toàn cầu - người sáng lập Diễn đàn Giáo dục sáng tạo Việt Nam) mới đây đã có cuộc trò chuyện với phóng viên Báo Thừa Thiên Huế xung quanh những vấn đề về giáo dục hiện nay. Bà chia sẻ về áp lực của giáo viên, học sinh cùng trách nhiệm của cộng đồng, xã hội trong bối cảnh chương trình giáo dục liên tục thay đổi.

Nếu không thay đổi, chúng ta sẽ tụt lại phía sau
“Học sử để sống với người đã chết”

“Học sử làm gì? Học địa làm gì? Học địa để sống với non sông đất nước. Học sử để sống với người đã chết”. Đó là câu hỏi và trả lời của cụ Huỳnh Thúc Kháng, đăng trên báo Tiếng Dân do chính cụ làm chủ bút, đến nay vẫn còn nguyên tính thời sự.

“Học sử để sống với người đã chết”

TIN MỚI

Return to top