ClockChủ Nhật, 16/12/2018 15:03

Gần 200 nước đạt đột phá về vấn đề khí hậu

Tuy nhiên, các nhà chỉ trích cho rằng thoả thuận vừa được thông qua tối 15/12 không đủ khát vọng để ngăn ngừa những tác động nguy hiểm của việc toàn cầu ấm lên.

Hội nghị COP 24: Chile sẽ tổ chức Hội nghị tiếp theo năm 2019Hội nghị COP 24 “nóng dần” trong tuần làm việc cuối cùngĐánh thuế bồi thường thiệt hại khí hậu để giảm tình trạng ấm lên toàn cầuADB hỗ trợ châu Á – Thái Bình Dương đáp ứng cam kết khí hậu

Theo Reuters, sau hai tuần họp bàn ở thành phố Katowica, Ba Lan, các nước cuối cùng đã đạt thoả thuận về một cơ cấu chi tiết hơn cho Hiệp ước Khí hậu Paris 2015, nhằm hạn chế mức tăng của nhiệt độ trung bình của thế giới dưới 2 độ C.

“Không dễ để đạt nhất trí về một thoả thuận mang tính kỹ thuật và cụ thể. Dù vậy, với giao kèo này, bạn đã bước đi cùng nhau được một nghìn bước. Bạn có thể cảm thấy tự hào”, Chủ tịch hội nghị người Ba Lan là Michal Kurtyka nói với các đại biểu.

Trước khi hội nghị diễn ra, nhiều người cho rằng thoả thuận sẽ không thiết thực được như nó cần phải có. Tính đồng nhất vốn là nền tảng cho các cuộc hội đàm về Hiệp ước khí hậu Paris đã bị tan rã và Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rút Mỹ - một trong những nước phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính lớn nhất thế giới, khỏi hiệp ước.

Tuy nhiên, trong ngày 15/12, bộ trưởng các nước đã vượt qua được bế tắc và đi tới thoả thuận dày 156 trang.

Không phải ai cũng hài lòng với mọi thứ, nhưng tiến trình đang đi đúng hướng, một số bộ trưởng dự hội nghị cho hay.

Theo Dân Trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Phi cần 277 tỷ USD/năm để thích ứng với khí hậu

Tham dự một hội nghị cấp cao về tài chính khí hậu, Chủ tịch nhóm Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) Akinwumi Adesina vừa lên tiếng kêu gọi hành động khẩn cấp khi biến đổi khí hậu tiếp tục tàn phá nhiều quốc gia châu Phi.

Châu Phi cần 277 tỷ USD năm để thích ứng với khí hậu
WB nhận được cam kết hơn 11 tỷ USD để ứng phó với khí hậu và thách thức toàn cầu

Ngân hàng Thế giới (WB) vừa cho biết 11 quốc gia đã cam kết đóng góp hơn 11 tỷ USD cho các công cụ vốn kết hợp và bảo lãnh danh mục đầu tư mới, được thiết kế để mở rộng năng lực cho vay của WB thêm 70 tỷ USD trong một thập kỷ, nhằm giải quyết các vấn đề biến đổi khí hậu, đại dịch và các thách thức toàn cầu khác.

WB nhận được cam kết hơn 11 tỷ USD để ứng phó với khí hậu và thách thức toàn cầu
Chi phí nợ kỷ lục, nhiều quốc gia không đủ tài chính để chi tiêu cho khí hậu

Theo một báo cáo vừa được Đại học Boston công bố trước thềm hội nghị mùa xuân của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ diễn ra ngày 17 - 19/4 tới, các quốc gia mới nổi sẽ phải chi mức kỷ lục 400 tỷ USD để trả nợ nước ngoài trong năm nay và gần 40 quốc gia không thể chi số tiền cần thiết cho việc thích ứng với khí hậu và phát triển bền vững.

Chi phí nợ kỷ lục, nhiều quốc gia không đủ tài chính để chi tiêu cho khí hậu
Giờ Trái đất:
Tắt đèn, hành động vì khí hậu

Phong trào môi trường toàn cầu lớn nhất vừa được tổ chức vào ngày 23/3, khi Liên Hiệp Quốc (LHQ) kêu gọi mọi người trên khắp thế giới tắt đèn để ghi nhớ cuộc khủng hoảng hành tinh trong Giờ Trái đất, trong bối cảnh những người trẻ tìm kiếm cách làm mới để thúc đẩy hành động vì khí hậu.

Tắt đèn, hành động vì khí hậu
Return to top