Văn hóa - Nghệ thuật Thông tin văn hóa
Gắn kết văn hóa - du lịch
TTH - Du lịch từng mang tiếng là “dựa hơi” di sản, ăn mòn di sản. Trong thực tế, du lịch văn hóa đem lại nhiều giá trị lớn cho cộng đồng vì đó là loại hình sản phẩm đặc thù. Du lịch văn hóa chủ yếu dựa vào những sản phẩm văn hóa, những lễ hội truyền thống dân tộc, kể cả những phong tục, tín ngưỡng... để tạo sức hút đối với khách du lịch bản địa và khách đến từ khắp nơi trên thế giới.
Phiên “Chợ quê ngày hội” đầu tư kinh phí ít nhưng hiệu quả lớn
Nhiều sự kiện văn hóa, lễ hội đáp ứng được nhu cầu giải trí, tìm hiểu, khám phá của du khách. Đối với khách có sở thích nghiên cứu, khám phá văn hóa và phong tục tập quán bản địa thì du lịch văn hóa là cơ hội để thỏa mãn nhu cầu của họ. Thu hút khách tham gia du lịch văn hóa sẽ tạo ra những dòng chảy giao lưu mới và cải thiện cuộc sống của người dân địa phương. Nguồn lợi từ du lịch văn hóa có khi không tạo ra giá trị lớn cho ngành du lịch, nhưng lại đóng góp đáng kể cho sự phát triển của cộng đồng xã hội, đặc biệt là đối với các địa phương ở vùng sâu, vùng xa các trung tâm đô thị, những nơi không có điều kiện để đầu tư cơ sở hạ tầng và xây dựng những khu du lịch tốn nhiều tiền của. Sản phẩm du lịch “Chợ quê ngày hội” ở làng Thanh Toàn, thị xã Hương Thủy, là một ví dụ sinh động.
Festival Huế được xem là hoạt động du lịch văn hóa đặc sắc. Festival Huế đã và đang nhằm vào khai thác các giá trị văn hóa, biến các giá trị văn hóa Huế trở thành sản phẩm du lịch. Tuy nhiên, văn hóa Huế vẫn chưa được khai thác hết tiềm năng. Mặt khác, nhiều chương trình của Festival chỉ là tác phẩm sân khấu dàn dựng công phu, tốn kém nhưng chỉ để diễn một lần, nhiều lắm là vài ba lần, chỉ có giá trị quảng bá văn hóa trong Festival mà hậu kỳ không thể trở thành sản phẩm du lịch như các chương trình lễ hội: Hành trình mở cõi, Thiên hạ thái bình, thi Tiến sĩ võ, lễ xướng danh Tiến sĩ và vinh quy bái tổ, Huyền thoại sông Hương, Thao diễn thủy binh thời chúa Nguyễn...
Xây dựng sản phẩm cần phải có sự gắn kết chặt chẽ giữa văn hóa và du lịch. Quá trình phát triển du lịch, cần quan tâm thúc đẩy nhiều hơn nữa sự gắn kết với phục hồi, phát huy các giá trị văn hóa. Văn hóa phải thổi hồn vào từng sản phẩm du lịch. Tổ chức các sự kiện phải tính đến hiệu quả nhiều mặt, không chỉ làm cho người dân và du khách cảm nhận được giá trị văn hóa của vùng đất mà còn phải chú trọng đến các giá trị gia tăng trong du lịch. Hiệu quả kinh tế phải được định tính, định lượng, coi đó là một tiêu chí đánh giá sự thành công của việc tổ chức sự kiện.
Thanh Tùng
- Đời sống của nhựa và những tác hại (20/05)
- Ngày hội Sen Huế diễn ra từ 4 - 5/6 (20/05)
- 11 đội tham gia Vòng chung kết “Liên hoan Dân vũ quốc tế lần thứ V” (19/05)
- 3 vở diễn tham dự Liên hoan Tuồng và Dân ca kịch toàn quốc năm 2022 (19/05)
- Sôi động Ngày hội dân vũ “Vũ khúc tháng 5” (18/05)
- Bế mạc Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc miền núi (18/05)
- Giới thiệu văn hóa Huế trên đất Pháp (18/05)
- Độc đáo lễ hội Mừng lúa mới của người Cơ Tu vùng cao Nam Đông (18/05)
-
Đặc sắc không gian sản phẩm thủ công, ẩm thực vùng cao
- Mùa dâu tằm tím ngát
- Tìm thấy những bản Lục Vân Tiên viết bằng chữ Thái cổ ở Sơn La
- Vươn lên khẳng định thương hiệu, bảo tồn các giá trị di sản văn hóa Huế
- Thăm cố hương Văn hàn ty Nguyễn Đình Huy
- Ẩm thực - chất liệu tạo nên nền kinh tế
- Ngày hội “Huế - Kinh đô ẩm thực” sẽ diễn ra từ 30/4 - 1/5
- 23 thí sinh vào vòng chung kết cuộc thi “Tỏa sáng cùng âm nhạc”
- Tìm đường sách cho Huế
- Tiếp nhận tài liệu của các nhà văn, nhà thơ Thừa Thiên Huế và Đại tá Hà Văn Lâu
-
Đội mưa xem lễ rước Phật
- Diễu hành xe hoa mừng Phật đản
- Mùa dâu tằm tím ngát
- Tranh trên đá cuội
- Bế mạc và trao giải Liên hoan văn nghệ quần chúng giai điệu tự hào huyện Phú Vang
- Hai bức ảnh quý về Bác Hồ với nhà thơ Thanh Hải
- Công bố lịch chương trình Tuần lễ Festival Huế 2022
- Đặc sắc không gian sản phẩm thủ công, ẩm thực vùng cao
- Nên “review”, nhưng đừng thái quá!
- Trưng bày sản phẩm thủ công truyền thống và triển lãm tại ngày hội các dân tộc