ClockThứ Ba, 02/08/2022 18:12

Gắn phát triển văn hóa với phát triển kinh tế - xã hội

TTH.VN - Chiều 2/8, Đoàn công tác của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã có buổi làm việc với Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế. Cùng dự buổi làm việc còn có Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân.

Tạo sự hài hòa giữa bảo tồn & phát triển đô thị di sảnĐánh thức giá trị di sản tư liệuTrải nghiệm sáng tạo 3DGiới thiệu quá trình bảo tồn, trùng tu điện Phụng TiênĐưa di sản Huế trở thành hạt nhân cho sự phát triển

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân động viên cán bộ, nhân viên tại Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế

Thông tin với đoàn công tác của Phó Chủ tịch nước, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Huế Hoàng Việt Trung cho biết, di sản văn hoá Huế đã vượt qua giai đoạn cứu nguy khẩn cấp, chuyển sang giai đoạn ổn định và phát triển bền vững. Hầu hết các di tích được thường xuyên bảo quản bằng các biện pháp chống dột, chống sập, chống mối mọt, gia cố và thay thế các bộ phận bị lão hóa…

Trên lĩnh vực bảo tồn các giá trị văn hoá vật thể đã có tổng cộng gần 200 công trình và hạng mục công trình thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế được bảo tồn tu bổ, phục hồi, tôn tạo; đã di dời hơn 1.800 hộ dân ra khỏi khu vực I bảo vệ các di tích.

Từ năm 2019 đến nay, Trung tâm phối hợp với TP. Huế thực hiện dự án Bảo tồn, tu bổ và tôn tạo hệ thống Kinh thành Huế - hợp phần di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực I hệ thống di tích Kinh thành Huế thuộc quần thể di tích Cố đô Huế, theo đó sẽ thực hiện di dời hơn 4.914 hộ dân (giai đoạn 1), đến nay đã di dời được hơn 3.000 hộ, vốn đã được bố trí cho dự án này là 1.880 tỷ đồng và đã giải ngân được gần 1.600 tỷ đồng. Công tác trùng tu công trình di tích thì cảnh quan khu Di sản cũng được đầu tư một cách đồng bộ.

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tặng quà lưu niệm cho lãnh đạo Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân biểu dương, đánh giá cao công tác bảo tồn, trung tu di tích của tỉnh thời gian qua. Đồng thời cho rằng, văn hóa, di sản chính là niềm tự hào của tỉnh.

Đảng xác định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực quan trọng cho sự phát triển, do vậy, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cho rằng văn hóa luôn đặt ở vị trí quan trọng. “Thừa Thiên Huế đang thực hiện Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị nên việc lưu giữ bảo tồn văn hóa nói chung có ý nghĩa đặc biệt quan trọng”, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân nhấn mạnh.

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đề nghị tỉnh tiếp tục tập trung phát triển nguồn nhân lực trên lĩnh vực văn hóa; đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực nhóm quản lý nhà nước và những nghệ sĩ, nghệ nhân, diễn viên; tiếp tục nghiên cứu khoa học kỹ thuật mới, hợp tác quốc tế trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa; nghiên cứu các phương pháp bảo tồn di sản phi vật thể.

Clip Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đến thăm, làm việc với Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế

Tin, ảnh, clip: Lê Thọ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tuổi trẻ kiến trúc với di sản

Liên hoan Sinh viên Kiến trúc toàn quốc là hoạt động được tổ chức hai năm một lần (bắt đầu từ năm 1988) bởi Hội Kiến trúc sư Việt Nam. Đây là hoạt động truyền thống có tầm vóc, quy tụ các trường đại học đào tạo ngành kiến trúc trên cả nước, là cơ hội thể hiện tài năng sáng tạo và hội nhập của các kiến trúc sư tương lai khi còn khoác áo sinh viên.

Tuổi trẻ kiến trúc với di sản
Phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững

Tiếp tục phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững, TP. Huế triển khai nhiều giải pháp nhằm phát triển toàn diện và đồng bộ các hoạt động quản lý, bảo vệ, trồng rừng, khai thác, chế biến lâm sản... trên cơ sở huy động mọi nguồn lực xã hội, góp phần tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường.

Phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững
Giúp nhau phát triển kinh tế từ nghề truyền thống

Thành lập các câu lạc bộ (CLB), tổ liên kết (TLK) để cùng chia sẻ kinh nghiệm, thị trường, giúp đỡ vốn... đó là cách Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Hương Toàn (TX. Hương Trà) giúp hội viên phát triển kinh tế từ nghề truyền thống của địa phương.

Giúp nhau phát triển kinh tế từ nghề truyền thống
Tuổi trẻ với sứ mệnh bảo tồn động vật hoang dã

Ngày 7/4, Dự án Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC) phối hợp với Trường đại học Nông Lâm (Đại học Huế) tổ chức buổi tọa đàm: Sinh viên với hành động vì động vật hoang dã.

Tuổi trẻ với sứ mệnh bảo tồn động vật hoang dã
Tìm hướng bảo tồn di sản nghệ thuật bài chòi

Sau 5 năm triển khai, Đề án Bảo vệ và phát huy giá trị di sản nghệ thuật bài chòi trên địa bàn tỉnh dù đạt nhiều thành quả nhưng vẫn đối mặt rất nhiều khó khăn. Trong đó phải kể đến môi trường diễn xướng cho loại hình di sản này vẫn chưa nhiều và có nhiều thay đổi theo chiều hướng hiện đại, chương trình quảng bá chưa rộng rãi nên chưa thu hút người tham gia…

Tìm hướng bảo tồn di sản nghệ thuật bài chòi
Return to top