ClockThứ Năm, 07/03/2019 18:53

Gắn xử lý nạn giã cào với chuyển đổi nghề phù hợp

TTH.VN - Chiều 7/3, tại cuộc họp đánh giá về thực trạng khai thác trái phép bằng giã cào trên biển và triển khai nhiệm vụ giai đoạn 2019-2020, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ yêu cầu, các cơ quan chức năng cần tăng cường phối hợp đồng bộ, kiên quyết xử lý nghiêm hành vi vi phạm, đồng thời chú trọng chuyển đổi nghề và áp dụng các biện pháp kỹ thuật để đẩy lùi vấn nạn này.

Mức phạt cần đủ sức răn đe

Một tàu giã cào của Quảng Ngãi bị lực lượng chức năng bắt giữ

3 năm, xử phạt 8 trường hợp

Ông Hồ Sỹ Nguyên, Giám đốc Sở NN& PTNT tỉnh cho biết, nghề lưới kéo đôi (giã cào bay) sử dụng hai tàu có công suất lớn (từ 250CV trở lên) từ các tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi, Đà Nẵng… đến ngư trường vùng biển Thừa Thiên Huế khai thác thuỷ sản làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn lợi thuỷ sản ven bờ, đến quá trình sinh sản và sinh trưởng của các loài hải sản. Nghiêm trọng hơn, nghề này đã phá hoại nhiều tài sản ngư cụ của ngư dân sống ở bãi ngang ven biển. Đây là hành vi khai thác thuỷ sản trái phép, tạo nên tình trạng xung đột, tranh chấp trên biển và gây bức xúc trong Nhân dân.

Hàng năm, lực lượng Thanh tra chuyên ngành của Chi cục Thủy sản phối hợp với lực lượng Biên phòng, chính quyền địa phương đã thực hiện hàng chục chuyến tuần tra trên biển và đã xua đuổi, xử lý nhiều trường hợp vi phạm. Cụ thể, năm 2016 xử phạt 3 tàu giã cào 72 triệu đồng; năm 2017 xử phạt 2 tàu 48 triệu đồng; năm 2018 xử phạt 3 tàu 48 triệu đồng (trong 8 trường hợp xử phạt có 2 trường hợp trong tỉnh vi phạm)…

Sự phối hợp thiếu đồng bộ là nguyên nhân chưa xử lý dứt điểm tàu giã cào thời gian qua

Theo thống kê của Sở NN&PTNT, ngoài số lượng giã cào ngoại tỉnh, nghề giã cào tồn tại từ lâu tại Thừa Thiên Huế với số lượng 150 – 200 tàu. Những năm gần đây, cùng với tuần tra, kiểm soát, xử phạt vi phạm hành chính, Sở NN& PTNT quản lý, cấp giấy phép khai thác thủy sản cũng được triển khai đồng bộ. Theo đó, tạm dừng việc chấp thuận cho phép đóng mới tàu cá làm nghề giã cào dưới mọi hình thức; đồng thời, vận động, tuyên truyền ngư dân chuyển đổi nghề nghiệp, nên giai đoạn 2016 - 2018, số tàu giã cào của tỉnh đã giảm còn lại 56 tàu. Tỷ lệ tàu giã cào của toàn tỉnh chỉ còn khoảng 7,8% của tổng đội tàu (toàn quốc chiếm khoảng 18%).

Theo lãnh đạo các cơ quan chức năng, sở dĩ chưa xử lý triệt để tình trạng khai thác thủy sản bằng giã cào là do vẫn còn một số bất cập, nhất là chế tài xử lý vi phạm đối với nghề giã cào khai thác sai tuyến, sai vùng vẫn còn nhẹ so với nguồn thu nhập từ việc khai thác trái phép. Ngoài ra, nguồn lực kiểm ngư còn yếu, công tác phối hợp giữa các lực lượng chưa đồng bộ, thiếu sự quyết liệt và đối tượng vi phạm hoạt động ngày càng tinh vi hơn, manh động, chống trả quyết liệt lực lượng chức năng khiến công tác này chưa được thực hiện triệt để.

Cần quyết liệt hơn 

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ yêu cầu các lực lượng cần phối hợp đồng bộ trong xử lý giã cào trên biển

Sau khi nghe ý kiến đóng góp của các ngành liên quan, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ cho rằng, từ 1/1/2019, khi Luật Thủy sản mới có hiệu lực, công tác phòng chống tàu giã cào có nhiều thuận lợi hơn. Khi đó, tổ chức Kiểm ngư địa phương ra đời, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, thanh tra, điều tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật thủy sản trên biển.

Trước mắt, khi chưa có lực lượng này, trong 2 năm 2019-2020, việc truy quyét tàu giã cào trên biển giao cho Bộ đội Biên phòng tỉnh chủ trì, lực lượng Kiểm ngư Chi cục Thủy sản phối hợp tích cực. Từ năm 2021 trở về sau, giao lực lượng Kiểm ngư chủ trì việc thực thi pháp luật thủy sản trên biển.

Cùng với đó, Chủ tịch UBND tỉnh cũng yêu cầu tăng cường công tác quản lý nhà nước lĩnh vực chuyên ngành; vận động người dân chuyển đổi nghề phù hợp. Trong đó, tăng cường công tác tuyên truyền, giám sát tàu cá hoạt động trên biển thông qua Trạm bờ thông tin các tàu trên biển. Đồng thời, thực hiện phòng chống tàu giã cào bằng biện pháp kỹ thuật.

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ hoan nghênh giải pháp thí điểm thả chà rạo nhân tạo có gắn thiết bị cắt cáp, làm hỏng lưới giã của các tàu giã cào xa bờ khi xâm hại vùng biển ven bờ được bảo vệ để khai thác hải sản. Phương pháp này là đánh vào lợi ích kinh tế của các tàu xâm phạm, góp phần cùng biện pháp cưỡng chế hành chính để phòng chống tốt hơn tàu giã cào xâm hại vùng biển ven bờ.

Trước mắt, trong năm 2019 Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Chi cục Thủy sản phối hợp với chính quyền và các Chi hội Nghề cá địa phương thực hiện thí điểm thả chà rạo nhân tạo tại vùng biển ven bờ từ xã Quảng Công (Quảng Điền) đến xã Phong Hải (Phong Điền). Năm 2020 thực hiện vùng biển ven bờ từ xã Phú Diên (Phú Vang) đến xã Vinh Hiền, Lăng Cô (Phú Lộc).

Bài, ảnh: Thái Bình

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trao tặng “Mái ấm tình thương” và nhiều phần quà giá trị

Ngày 25/4, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh phối hợp với Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh, Hội LHPN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trao tặng “Mái ấm tình thương” trong Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương”, hỗ trợ phụ nữ, trẻ em xã Hồng Thượng, huyện A Lưới, tổng trị giá hơn 600 triệu đồng.

Trao tặng “Mái ấm tình thương” và nhiều phần quà giá trị
Lan tỏa “Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam”

Thực hiện kế hoạch của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh, về việc tổ chức Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba trong BĐBP tỉnh năm 2024, ngày 22/4, Đồn Biên phòng Vinh Hiền phối hợp với Trường THCS Vinh Giang (Phú Lộc) tổ chức “Ngày sách và văn hoá đọc Việt Nam”.

Lan tỏa “Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam”
Trao mô hình sinh kế “Đàn gà cho em”

Ngày 14/4, Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Thuận An phối hợp chính quyền xã Hải Dương (TP. Huế) và mạnh thường quân tổ chức chương trình trao mô hình sinh kế “Đàn gà cho em” với số lượng 600 con gà giống đến 20 hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, có con em trong độ tuổi đến trường.

Trao mô hình sinh kế “Đàn gà cho em”
Vận chuyển gỗ trái phép không rõ nguồn gốc

Ngày 10/4, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh cho biết, Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Thuận An -BĐBP tỉnh chủ trì, phối hợp với Đội Quản lý thị trường số 1 - Cục Quản lý thị trường tỉnh; Công an phường Thuận An và Hạt Kiểm lâm TP. Huế bắt giữ 2 đối tượng vận chuyển 2m3 gỗ không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Vận chuyển gỗ trái phép không rõ nguồn gốc
Return to top