ClockThứ Ba, 28/04/2015 20:35

Gặp người đoạt giải đọc tiếng Anh bằng chữ Braille

TTH.VN - Giỏi tiếng Anh, thạo công nghệ thông tin và biết tiếng Nhật, tiếng Trung, Nguyễn Thị Yến Anh  khiến nhiều người khâm phục. Vượt qua bóng tối, em tìm đến ánh sáng tri thức với mong muốn được khám phá văn hoá của các nước trong khu vực.  

Yến Anh bị mù bẩm sinh, 5 tuổi được bố mẹ gởi lên Trung tâm Hướng nghiệp trẻ em mù để học hoà nhập. Trái lại với tâm trạng âu lo của người mẹ, con mình sẽ đơn độc khi không có người thân bên cạnh, cô bé nhanh chóng thích nghi với cuộc sống xa nhà.

Nguyễn Thị Yến Anh đang nói về dự định sắp đến của mình

Ở môi trường có bạn bè cùng cảnh ngộ, Yến Anh không phải ngồi một chỗ, bó hẹp trong các bức tường như lúc còn ở nhà. Em thích thú khi được chơi đùa, làm quen với chữBraille. “Tuổi thơ của em bình yên chị ạ. Em cũng nghịch ngợm, phá phách, phấn đấu học hành như bao bạn khác, chứ không buồn đau, mặc cảm số phận…”. Tôi thích cách nói chuyện của em, hay đúng hơn, khâm phục nghị lực của cô bé khiếm thị, khát khao mở cửa tri thức bằng sự cần mẫn, chăm chỉ của mình.

Khi bắt đầu học hoà nhập, Yến Anh thích học Toán và môn Anh văn. Sách giáo khoa cho người khiếm thị lúc nào cũng thiếu nên hè về em cứ miệt mài nhân bản để vừa có sách học, vừa để nhớ kiến thức trong sách. Kể về hành trình học ngoại ngữ của mình, Yến Anh bộc bạch: Em rất thích học tiếng Anh, càng khó em lại càng muốn khám phá. Ngày trước khi chưa có công nghệ thông tin hỗ trợ, em cứ ngồi ở cửa thấy ai đi ngang là nhờ đọc các bài kiểm tra trong sách để ghi âm, rồi viết ra bằng chữ Braille. Cũng nhờ vậy mà em rất mau thuộc từ vựng. Hơn nữa, mỗi khi có người nước ngoài đến hội người mù thăm các em, Yến Anh lại tranh thủ giao tiếp.
 
Với cách học tiếng Anh mọi lúc, mọi nơi nên trong 3 năm học ở Trường PTTH Hai Bà Trưng, Yến Anh luôn đạt danh hiệu học sinh tiên tiến, riêng môn tiếng Anh thường đạt trên 8.0.
 
Đầu năm 2015, Yến Anh là một trong 4 thí sinh của Việt Nam tham gia cuộc thi đọc, viết chữ Braille tiếng Anh quốc tế và em đạt giải 3 (giải duy nhất của đoàn Việt Nam).
 
Kể về chuyến đi của mình ở Thái Lan, em cho biết: Ngay ở Việt Nam cũng phải trải qua các bài kiểm tra khá chặt chẽ nên khi đi thi em chuẩn bị tâm lý khá tốt. Ban tổ chức đưa cho em một văn bản bằng tiếng Anh, thí sinh có một vài phút để hoàn tất. Tuy nhiên, người khiếm thị ở các nước phát âm rất chuẩn, nói lưu loát nên em có phần khớp trước các bạn.
 
Yến Anh còn khiến mọi người nể phục về trình độ công nghệ thông tin. Em sử dụng điện thoại và máy vi tính nhanh thoăn thoắt. Từ ngày có các phần mềm hỗ trợ người khiếm thị học tin học, việc học của em đỡ vất vả hơn. Em chủ động vào các trang web để lấy tài liệu, kết nối với bạn  bè các nước trên thế giới, mở rộng tầm hiểu biết...
 
Cô bé vào mạng kết nối với bạn bè các nước để học tiếng Trung và tiếng Nhật.  “Học tiếng nước ngoài, biết văn hoá của các dân tộc phục vụ cho việc học tập tốt hơn khi em đang là sinh viên năm thứ 4 Khoa Đông Phương học Trường đại học Khoa học Huế. Tiếng Trung và tiếng Nhật thường không dễ mày mò học như tiếng Anh nên em phải kết nối với một số bạn cùng khiếm thị ở các nước để học qua sky. Họ giúp đỡ em rất nhiệt tình nên việc học tiếng Nhật của em khá thuận tiện”.
 
Không dừng lại ở học vi tính để khai thác thông tin, Yến Anh đã đăng ký tham gia cuộc thi “Học tin học dành cho người mù ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương” và đã xuất sắc vượt qua hàng ngàn thí sinh khác ở các nước để đến Malaisia tham dự khoá học. Yến Anh đang thử sức mình qua nhiều cuộc thi khác trên mạng để  hy vọng sẽ có những cơ hội tiếp cận với công nghệ tin học ở bậc nâng cao tại các nước trong khu vực.
 
Khi chúng tôi hỏi về dự định sắp đến, Yến Anh cho biết, trước mắt em phấn đấu tốt nghiệp đại học loại giỏi. Sau đó, em sẽ tiếp tục nâng cao trình độ ngoại ngữ để kiếm học bổng ra nước ngoài học tập. Vẫn biết sẽ gặp nhiều khó khăn khi đi lại, sinh hoạt một mình ở xứ người nhưng em quyết tâm làm cho bằng được. Hơn thế nữa, dẫu ở bất cứ ở nơi nào em cũng muốn trở thành một thông dịch viên giỏi, giới thiệu về quê hương, đất nước của mình cho bạn bè quốc tế.
Tôi đọc được niềm vui đong đầy khi nghe em nói về chặng đường phía trước của cô bé khiếm thị, nhẹ nhàng như không có gì là không thể vượt qua.
Huế Thu
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khánh thành điểm trường Trịnh Công Sơn

Sáng 24/4, UBND huyện Nam Đông phối hợp với gia đình cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tổ chức lễ khánh thành điểm trường Trịnh Công Sơn. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ đã đến dự.

Khánh thành điểm trường Trịnh Công Sơn
Hưởng ứng “Ngày sách & Văn hóa đọc Việt Nam”

Lễ hưởng ứng “Ngày sách & Văn hóa đọc Việt Nam” năm 2024 với thông điệp “Sách hay cần bạn đọc” do Thư viện tổng hợp tỉnh, Trung tâm VH-TT&TT TX. Hương Thủy, Phòng GD&ĐT thị xã và Thị Đoàn Hương Thủy phối hợp tổ chức tại Trường TH&THCS Phú Sơn sáng 23/4.

Hưởng ứng “Ngày sách  Văn hóa đọc Việt Nam”
Tích cực tháo gỡ 3 'điểm nghẽn' đối với phát triển giáo dục mầm non

Ngày 22/4, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 173/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp của Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tích cực tháo gỡ 3 điểm nghẽn đối với phát triển giáo dục mầm non
“Lùi lại” để sống bên con

Mùa thi cận kề, nhưng không ít phụ huynh đã bắt đầu thay đổi quan điểm, không còn quá kỳ vọng vào thành tích của con. Điểm cao cũng tốt, không cao cũng không sao miễn con vui khỏe là được. Tôi hiểu điều này khi mình cũng đang có hai con đang ở tuổi đến trường và cũng ở chung tâm trạng lo lắng khi tình trạng học sinh trầm cảm dẫn đến tự tử như một cách để giải thoát… đang lan truyền. Câu chuyện tưởng chừng đã cũ nhưng hệ lụy để lại đầy xót xa.

“Lùi lại” để sống bên con

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top