ClockThứ Ba, 25/12/2012 11:10

Gặp vị chỉ huy bắn rơi B52 đầu tiên của không quân Việt Nam

TTH - Vị tướng không quân Việt Nam mà tôi được gặp là Trung tướng, Anh hùng LLVTND, phi công Trần Hanh, nguyên là Chủ tịch TƯ Hội CCBVN. Ông đến Huế thăm và làm việc tại Hội CCBVN tỉnh và dự trao "nhà đồng đội" cho một CCB nghèo ở phường Phước Vĩnh, TP Huế.

Khác với hình dung của tôi về một phi công anh hùng, trông ông hiền lành và đôn hậu đến lạ. Nhắc lại những chiến công của ông và đồng đội trong chiến dịch đánh trả cuộc tập kích không quân chiến lược bằng B52 tàn bạo của đế quốc Mỹ đối với miền Bắc, đập tan ý đồ biến miền Bắc nước ta trở về “thời kỳ đồ đá” như Nixơn tuyên bố. ông bồi hồi xúc động:

Trung tướng Trần Hanh (đứng), nguyên Chủ tịch TƯ Hội CCBVN tại buổi làm việc với Thường trực Hội CCBVN tỉnh Thừa Thiên Huế (24/1/2008)

1. Chiến đấu đến giọt… xăng cuối cùng

 
 Đúng 10h30’ ngày 4/4/1965, phi công Trần Hanh cùng 3 phi công cất cánh từ sân bay Nội Bài chiến đấu với máy bay F105 của không quân Mỹ đánh cầu Hàm Rồng (Thanh Hoá). Sau khi bắn rơi được 1 chiếc máy bay F105, máy bay chiến đấu của phi công Trần Hanh bị máy bay F100 của địch tấn công. Thoát được vòng vây của kẻ thù cũng là lúc trục kim la bàn định hướng trên máy bay bị hỏng. bằng mọi cách tự tìm hướng trở về nhưng không được, duy chỉ có cách nhằm hướng Tây bay thẳng.
 
 Tín hiệu trên máy bay báo hết xăng. Đường về hầu như đã chấm hết. Để bảo đảm an toàn tính mạng, chỉ còn cách cuối cùng là bỏ máy bay và nhảy dù như hiệu lệnh của chỉ huy. Chiếc máy bay vừa lập công là tài sản lớn của quân đội, đất nước rất cần cho cuộc chiến đấu đang tiếp diễn. Một quyết định táo bạo và cũng đầy nguy hiểm là phải tìm cách hạ cánh an toàn bảo vệ máy bay bằng mọi cách. Phi công Trần Hanh đã tắt máy cho máy bay hạ cánh bằng quán tính. Ông tự trấn an mình thật bình tĩnh để điều khiển chiếc máy bay vượt qua các ngọn núi rồi cho hạ cánh xuống cánh đồng lúa xanh ở bản Tằm, xã Châu Phong, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An.
 
Thấy có máy bay rơi, nhân dân và du kích trong xã đã ùa đến “tóm gọn”. Mọi người thật ngỡ ngàng và đầy thán phục khi biết đây là chiếc máy bay và phi công của ta. Trong trận chiến đấu ấy, đội bay gồm 4 máy bay MIG17, chỉ còn một mình ông sống sót, 3 phi công còn lại đã anh dũng hy sinh.
 
Năm 79 tuổi, phi công Trần Hanh đã có dịp vào thăm lại nhân dân bản Tằm, thăm lại mảnh ruộng mà máy bay của mình đã rơi cách đó đã 45 năm. Cuộc trở lại đầy xúc động và là dấu ấn sâu đậm trong cuộc đời ông. Trung tướng Trần Hanh đã nhớ lại.
 
2. Chỉ huy bắn rơi “Pháo đài bay B52” chiếc đầu tiên
 
Đêm 20/11/1971, nhận được thông báo từ Quân chủng là có B52 xuất hiện, ông Đào Đình Luyện gọi cho ông Trần Mạnh thông báo để nghiên cứu và tổ chức trận đánh. B8 do ông Trần Mạnh chỉ huy cùng ông Trần Hanh, Phó Tư lệnh Binh chủng. Trước ống nói chỉ huy, lúc phi công Vũ Đình Rạng phát hiện B52 và báo về, Trần Hanh qua bộ đàm động viên phi công Vũ Đình Rạng: “Bình tĩnh để công kích!”. Vũ Đình Rạng tiếp tục bám sát mục tiêu. Khi khoảng cách giữa MIG-21 do anh điều khiển với tốp B52 chỉ còn khoảng 15km, Lê Thiết Hùng lệnh cho Vũ Đình Rạng mở máy ra-đa. Rạng như reo lên trong bộ đàm: “Đã thấy B52, cự ly 11km, xin công kích!”. Trung tá Trần Hanh hạ lệnh: “Cho phép công kích!”. Vũ Đình Rạng tăng tốc độ tiếp cận tốp B52 và ngay sau đó một chiếc B52 đã lọt vào vòng ngắm. Vùng phóng đã xuất hiện. Khi chỉ còn cách chiếc B52 hơn 2 km, Vũ Đình Rạng bấm nút phóng. Quả tên lửa lao vút về phía B52, chớp lửa sáng rực bùng lên từ chiếc “pháo đài bay”. Đổi hướng bay, lại phát hiện một chiếc B52 khác, Vũ Đình Rạng bám sát mục tiêu, phóng tiếp quả tên lửa cuối cùng và hạ cánh an toàn. Sau này, khi gặp các phi công Mỹ tham gia trận đánh đó, các CCB Mỹ đã kể lại, máy bay B52 bị phi công Vũ Đình Rạng bắn bị thương hạ cánh ở Thái Lan và may mắn không bị nổ tung, nhưng nó đã vĩnh viễn loại khỏi vòng chiến đấu, không có thể còn tiếp tục gây thêm tội ác.
Bài và ảnh: Tâm Hành
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Thừa Thiên Huế - Hành trình và khát vọng”

Đó là chủ đề của Trại sáng tác văn học, nghệ thuật do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh khai mạc sáng 15/4 tại làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa (Phong Điền).

“Thừa Thiên Huế - Hành trình và khát vọng”
Ba luôn ở bên con

Một sớm mùa thu, tôi rẽ sương cũng mẹ đi vào lối vắng. Ở nơi đây, cảnh vật thường xuyên thay đổi, dù một năm mẹ con tôi đến những bốn, năm lần. Sự thay đổi ấy ứng với từng mùa, khi những hàng cây thi nhau lột xác, lũ chim chóc thay lời ca tiếng hát, mây trời và làn nước cũng thường biến đổi sắc màu theo từng tháng năm. Ở nơi đó, bên một dòng sông nhỏ có một khoảnh đất là nơi yên nghỉ của ba tôi. Thời gian thấm thoắt thoi đưa, thoáng chốc ngày ba từ giã cõi đời cũng đã ngót nghét gần mười năm. Mười năm đó, từ nỗi đau tận cùng đến đau đáu khôn nguôi, trong mẹ con tôi đã chuyển thành tĩnh lặng thương yêu.

Ba luôn ở bên con
Từ chuyến phượt khám phá làng Vân...

Gần đây, phượt trở thành trào lưu và sở thích của rất đông bạn trẻ. Xu hướng phượt không đơn thuần chỉ là trải nghiệm các cung đường khó hay khám phá văn hóa, vùng đất nơi mình đến mà còn kết hợp Teambuilding (xây dựng đội nhóm), các kỹ năng sinh tồn, đôi khi lồng ghép thêm hoạt động thiện nguyện.

Từ chuyến phượt khám phá làng Vân
Lão ngư kể chuyện đi biển

Những kinh nghiệm đi biển "xương máu" được truyền đời trong các gia đình ngư dân. Khi chưa có máy móc hiện đại, kinh nghiệm sóng nước là cứu cánh sinh kế của họ.

Lão ngư kể chuyện đi biển
Return to top