ClockChủ Nhật, 27/10/2019 10:45

Gây quỹ văn hóa bằng đấu giá sách quý

TTH - Sau thành công của lần đấu giá online và tại Huế, vào tháng 11 sắp tới, ấn phẩm đặc biệt của cuốn sách có tựa đề “Nghệ thuật và nghệ nhân vùng Kinh thành Huế” tiếp tục được đấu giá tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Gọi là đặc biệt bởi 2 bản sách được tạo hình bằng nghệ thuật trúc chỉ (nghệ thuật giấy Việt, bản sách làm bằng nguyên liệu tre) bởi họa sĩ Phan Hải Bằng.

Kết quả đấu giá vừa qua là một tín hiệu vui. Tại Huế, 2 bản sách được bán với giá tổng cộng là 54 triệu đồng; trong đó, bản “Long mã” (bìa in hình con long mã) được mua với giá 21 triệu đồng, bản “Phụng” (bìa in hình con chim phụng) được mua với giá 33 triệu đồng. Còn ở cuộc đấu giá online, 2 phiên bản sách đặc biệt cũng đã thành công; trong đó, ấn bản “Phúc lành” và “Trường thọ” được mua với giá 11 triệu đồng và bản “Qui”) được mua với giá 7 triệu đồng.

Trở lại với cuốn sách “Nghệ thuật và nghệ nhân vùng Kinh thành Huế” (L’Art à Hué). Đây là một ấn phẩm đặc biệt của tạp chí B.A.V.H (Những người bạn kinh thành Huế, số 1/1919) và được xem là một trong những công trình nghiên cứu khoa học về nghệ thuật tạo hình Huế đầu tiên và hiếm hoi được công bố rộng rãi từ năm 1919. Sách của tác giả là Linh mục Léopold Michel Cadière (1869 - 1955) và cộng sự. Công ty Thái Hà Books xuất bản, làm thêm các ấn bản đặc biệt và siêu đặc biệt.

Đọc sách luôn là nét đẹp của văn hóa Việt. Ảnh minh họa: NQ

Người đấu giá thành công cuốn “Nghệ thuật và nghệ nhân vùng kinh thành Huế” phiên bản “Phúc lành” và “Trường thọ”, bảo rằng ông quyết đấu cho bằng được bởi đây là một cuốn sách độc bản, liên quan đến công nghệ làm giấy đặc biệt. Toàn bộ tiền đấu giá sẽ được trao tặng Quỹ Văn hóa Huế do Phân viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam tại Huế bảo trợ và cố vấn.

Tiến sĩ Trần Đình Hằng, Trưởng Phân viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam tại Huế chia sẻ, di sản văn hóa lịch sử và nghệ thuật Huế đa dạng và vô cùng phong phú. Bên cạnh những công trình có giá trị được khẳng định, nó có thể là miếu đền ở nơi thôn dã cần được sửa chữa. Nó cũng có thể là những di vật, bút tích, tranh vẽ… lưu lạc nơi phương xa được phát hiện và muốn có được để bảo tồn và trưng bày, phải mua lại. Đó là lý do đòi hỏi phải cấp thiết hình thành quỹ văn hóa, mà việc đấu sách quý như vừa qua là một cách gây quỹ.

Đấu giá sách quý trở thành một hoạt động văn hóa ở nhiều nơi trên đất nước ta. Năm 2016, chương trình đấu giá sách mang tên “Về miền Trung” do một số đơn vị kinh doanh sách cũ, các cá nhân sưu tầm sách khởi xướng nhận được hưởng ứng của cộng đồng mạng. Toàn bộ số tiền thu được đã được gửi tới đồng bào miền Trung đang bị thiệt hại bởi bão lụt. Cũng trong năm này tại Huế, Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng đã tổ chức triển lãm bộ sưu tập từ điển của nhà sưu tập trẻ Lê Duy Trường và bán đấu giá sách để trao học bổng cho sinh viên Đại học Huế.

Thành công bước đầu của đợt đấu giá hai bản sách siêu đặc biệt cuốn sách “Nghệ thuật và nghệ nhân vùng Kinh thành Huế” cho thấy, thú vui chơi sách đẹp, sách hiếm tao nhã của người Việt vẫn chưa hề mai một.

ĐAN DUY

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Quy hoạch và phát triển chú trọng bảo tồn bền vững các di tích, di sản văn hóa

Phương hướng phát triển lĩnh vực văn hóa và bảo tồn di sản văn hóa của Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Chính phủ phê duyệt chỉ rõ: Xây dựng hệ giá trị đặc trưng, giàu bản sắc văn hoá Huế, con người Huế trên cơ sở gìn giữ, bảo tồn, tôn vinh, phát huy những giá trị truyền thống, đặc trưng, tiêu biểu về văn hoá, lịch sử, con người Huế.

Quy hoạch và phát triển chú trọng bảo tồn bền vững các di tích, di sản văn hóa
“Cánh cửa nổi” trong phim Titanic được bán với giá kinh ngạc 718.750 USD

Tại cuộc đấu giá Treasures From Planet Hollywood vừa được tổ chức tại Mỹ, nhà đấu giá Heritage cho biết “cánh cửa nổi” mà nhân vật Rose và Jack bám vào trong những cảnh cuối của bộ phim “bom tấn” Titanic năm 1997 đã được bán với mức giá đắt đỏ 718.750 USD, trở thành món đồ cao giá nhất trong sự kiện quy tụ hơn 5.500 nhà đấu giá từ khắp nơi trên thế giới.

“Cánh cửa nổi” trong phim Titanic được bán với giá kinh ngạc 718 750 USD
Học sinh Huế và Nhật Bản tham gia giao lưu văn hóa

Chương trình giao lưu văn hóa Việt Nam – Nhật Bản với sự tham gia của hàng trăm học sinh đến từ Nhật Bản và Huế do Hội Hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức, khai mạc sáng 28/3 tại 16 Lâm Hoằng, TP. Huế.

Học sinh Huế và Nhật Bản tham gia giao lưu văn hóa
“Tìm đường” để áo dài trở thành di sản văn hóa phi vật thể

Cách đây vài năm, khi ngành văn hóa Huế tiên phong trong việc phục hưng áo dài truyền thống đã có nhiều luồng ý kiến khác nhau, kể cả trái chiều. Tuy nhiên, với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo tỉnh, sự kiên trì, đồng lòng của tập thể cán bộ, sự đồng hành của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể và người dân, đề án “Huế - Kinh đô Áo dài” bước đầu đã gặt hái được những thành quả nhất định.

“Tìm đường” để áo dài trở thành di sản văn hóa phi vật thể
Return to top