ClockThứ Hai, 10/09/2012 05:38

Ghi lại dấu ấn về Bác Hồ

TTH - Không đơn thuần là sáng tạo nghệ thuật, các tác phẩm tham dự cuộc thi sáng tác ảnh thời sự - nghệ thuật với chủ đề "Chủ tịch Hồ Chí Minh với Thừa Thiên Huế" đã thể hiện tình cảm, lòng kính yêu của các tác giả đối với Bác. Cùng với những di tích gắn liền với thời niên thiếu Bác sống ở Huế, các tác phẩm đã thể hiện sự hiện diện của Người trong cuộc sống hôm nay.

Nhằm tuyên truyền, phát huy các giá trị di sản vật thể, phi vật thể về Chủ tịch Hồ Chí Minh và truyền thống đấu tranh cách mạng của nhân dân Thừa Thiên Huế đến với các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là học sinh, sinh viên, Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức cuộc thi sáng tác ảnh thời sự - nghệ thuật với chủ đề “Chủ tịch Hồ Chí Minh với Thừa Thiên Huế”. Sau hơn 4 tháng phát động, cuộc thi đã nhận được 196 tác phẩm của 41 tác giả chuyên và không chuyên. 79 tác phẩm đã được chọn trưng bày triển lãm, trong đó, 11 tác phẩm xuất sắc được trao giải.

"Sưu tầm tem Bác Hồ". Ảnh: Đặng Văn Trân

Triển lãm ảnh “Chủ tịch Hồ Chí Minh với Thừa Thiên Huế” trưng bày tại Bảo tàng Hồ Chí Minh thu hút đông đảo người dân và du khách. Đến thưởng lãm, người xem có thể biết nhiều địa điểm di tích, các công trình kỷ niệm liên quan đến Người cũng như các hoạt động trong phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Qua góc nhìn của những tay máy chuyên và không chuyên, chủ đề này được thể hiện đầy sáng tạo nhưng vẫn mang tính thời sự. Các giá trị di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh và những cống hiến, hy sinh của các thế hệ đi trước được lưu giữ lại trong những khung hình đẹp, đem đến cho thế hệ hôm nay và mai sau những tác phẩm có giá trị lịch sử và nghệ thuật.

Với hình ảnh đôi bàn tay nâng niu, trân trọng những tấm tem in hình Bác, tác phẩm “Sưu tầm tem Bác Hồ” của tác giả Đặng Văn Trân gây nhiều xúc động với người thưởng lãm. Số lượng tem nhiều như vậy hẳn người sưu tầm phải có tình cảm rất sâu đậm với Người. Để ý kỹ, người xem sẽ thấy những địa chỉ trên thư đều ở Thừa Thiên Huế. Sự khéo léo của tác giả khi sắp xếp hình ảnh này đã chuyển tải đậm nét thông điệp: Chủ tịch Hồ Chí Minh sống mãi trong lòng nhân dân Thừa Thiên Huế. 
 
Trong tác phẩm “Ký ức tuổi thơ” của Trần Thị Ngọc Tuyền là hình ảnh trẻ thơ vui chơi ngoài khung cửa nhà lưu niệm Bác Hồ ở làng Dương Nỗ. Một di tích lịch sử quốc gia nhưng vẫn gần gũi với trẻ em trong làng. Xa hơn, tác phẩm thể hiện sự kết nối giữa quá khứ và hiện tại, một sự hiện hữu sinh động về những năm tháng Bác Hồ sống, học tập tại làng quê Dương Nỗ và sự tiếp nhận di sản văn hóa của thế hệ tương lai.
 

"Ký ức tuổi thơ". Ảnh: Trần Thị Ngọc Tuyền

 
Nhiều tác phẩm khác cũng để lại cho người xem những dấu ấn, như: “Đình làng Dương Nỗ”, “Khỏe để bảo vệ Tổ quốc”, “Em yêu quê hương”, “Vì cuộc sống sạch đẹp”… Nhận xét về cuộc thi, ông Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế, Chủ tịch Hội đồng giám khảo cho biết: “Đây là một đề tài khó chụp. Tuy nhiên, các tác giả đã rất nỗ lực để có số lượng ảnh lớn, phong phú và chất lượng. Không chỉ tiếp cận được chiều sâu của đề tài, các tác phẩm có kỹ thuật chụp tốt, trung thực, bắt được những khoảnh khắc làm nên giá trị lịch sử - nghệ thuật”.
 
Không chỉ là nơi tranh tài về nhiếp ảnh, cuộc thi đã tạo ra đợt sinh hoạt chính trị tư tưởng trong giới nghệ sĩ nhiếp ảnh, đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, khơi dậy và nuôi dưỡng nguồn cảm hứng sáng tác về đề tài lịch sử đấu tranh cách mạng. Ông Trần Đình Luyện, Phó Giám đốc phụ trách Bảo tàng Hồ Chí Minh cho rằng: “Với nhiều tác phẩm có kỹ thuật chụp tốt, chuyển tải sâu sắc nội dung chủ đề, cuộc thi đã được các nghệ sĩ nhiếp ảnh hưởng ứng tích cực. Điều đó chứng tỏ, đây không chỉ là cuộc thi sáng tạo nghệ thuật đơn thuần mà còn thể hiện tình cảm, trách nhiệm, lòng kính yêu đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, với quê hương đất nước”. Bên cạnh hội họa, âm nhạc, điêu khắc… các tác phẩm nhiếp ảnh góp phần làm phong phú, đa dạng các loại hình nghệ thuật ca ngợi về Chủ tịch Hồ Chí Minh và các phong trào đấu tranh cách mạng ở Thừa Thiên Huế.

Trang Hiền

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Thừa Thiên Huế - Hành trình và khát vọng”

Đó là chủ đề của Trại sáng tác văn học, nghệ thuật do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh khai mạc sáng 15/4 tại làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa (Phong Điền).

“Thừa Thiên Huế - Hành trình và khát vọng”
Ba luôn ở bên con

Một sớm mùa thu, tôi rẽ sương cũng mẹ đi vào lối vắng. Ở nơi đây, cảnh vật thường xuyên thay đổi, dù một năm mẹ con tôi đến những bốn, năm lần. Sự thay đổi ấy ứng với từng mùa, khi những hàng cây thi nhau lột xác, lũ chim chóc thay lời ca tiếng hát, mây trời và làn nước cũng thường biến đổi sắc màu theo từng tháng năm. Ở nơi đó, bên một dòng sông nhỏ có một khoảnh đất là nơi yên nghỉ của ba tôi. Thời gian thấm thoắt thoi đưa, thoáng chốc ngày ba từ giã cõi đời cũng đã ngót nghét gần mười năm. Mười năm đó, từ nỗi đau tận cùng đến đau đáu khôn nguôi, trong mẹ con tôi đã chuyển thành tĩnh lặng thương yêu.

Ba luôn ở bên con
Từ chuyến phượt khám phá làng Vân...

Gần đây, phượt trở thành trào lưu và sở thích của rất đông bạn trẻ. Xu hướng phượt không đơn thuần chỉ là trải nghiệm các cung đường khó hay khám phá văn hóa, vùng đất nơi mình đến mà còn kết hợp Teambuilding (xây dựng đội nhóm), các kỹ năng sinh tồn, đôi khi lồng ghép thêm hoạt động thiện nguyện.

Từ chuyến phượt khám phá làng Vân
Lão ngư kể chuyện đi biển

Những kinh nghiệm đi biển "xương máu" được truyền đời trong các gia đình ngư dân. Khi chưa có máy móc hiện đại, kinh nghiệm sóng nước là cứu cánh sinh kế của họ.

Lão ngư kể chuyện đi biển
Return to top