ClockChủ Nhật, 04/10/2020 09:49

Giấc mơ phim trường

TTH.VN - Gần 1 năm sau khi Huế được chọn làm nơi đăng cai, giữa tuần qua, Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông có buổi làm việc tại Huế về công tác chuẩn bị cho Liên hoan phim lần thứ 22. Hơn 10 năm trước, Huế lần đầu tiên vinh dự là nơi diễn ra Liên hoan phim lần thứ 12. Đó là kỳ liên hoan mà các bộ phim nổi tiếng, khó tìm thấy hiện nay, như: Ngã ba Đồng Lộc, Ai xuôi vạn lý, Những người thợ xẻ và Hà Nội mùa đông năm 46 được vinh danh. Người Huế bây chừ không lạ lùng chi với việc tổ chức một liên hoan phim.

Ấn tượng “phim trường”Khai thác chuyên nghiệp mới làm nổi bật được điểm đếnCần có thông báo với lữ hành và du kháchCó tầm nhìn, Huế sẽ là phim trường đúng nghĩa

Bạch Trà viên - điểm quay trong phim Gái già lắm chiêu V được bàn giao cho Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế quản lý. Ảnh: Lục Bảo

Nhà hát Sông Hương mới lạ sẽ được đầu tư thêm về cơ sở vật chất để thay thế Trung tâm Văn hóa Thông tin làm nơi tổ chức các lễ khai mạc và bế mạc. Những rạp xi - nê cũ kỹ của một thời đã qua cũng được thay thế. Cụm rạp Lotte Cinema, Starlight Cinema Huế, BHD Star Huế và đặc biệt là Cinestar (rạp chiếu phim Ngôi Sao) xuất hiện góp phần làm thay đổi diện mạo rạp chiếu bóng ở Huế. Không chỉ có phòng chiếu phim nằm trong các trung tâm thương mại - giải trí tổng hợp mà Huế đã có một trung tâm chiếu phim chuyên nghiệp, hiện đại (Cinestar) để phục vụ khán giả và chào đón liên hoan.

Đáng nói là tâm thế, tình yêu và khát vọng mà người Huế đang dành cho bộ môn nghệ thuật thứ bảy. Năm 1992, Đông Dương (Indochine) của Pháp ra mắt là bộ phim nước ngoài đầu tiên được quay trong cung điện, lăng tẩm ở Hoàng thành Huế và đoạt giải Oscar (dành cho phim nói tiếng nước ngoài). Cùng với Đông Dương, cũng đã có nhiều bộ phim nổi tiếng chọn Huế làm cảnh quay, như: Ngọn nến hoàng cung, Trăng nơi đáy giếng, Cô gái trên sông…

Phải đến năm 2019, với Mắt biếc, người ta mới cảm nhận được đầy đủ về không khí điện ảnh dâng trào tại Huế. Bộ phim được phát hành, lượng khách đổ về thôn Hà Cảng (Quảng Phú, Quảng Điền) ngày càng đông. Cây cổ thụ, nơi nhân vật Ngạn đánh đàn cho Hà Lan nghe trong phim, nhận được nhiều lượt ghé thăm nhất, sau đó được đổi tên thành “Cây Mắt biếc”. Gần như cùng lúc với Mắt biếc là phim Nàng dâu xứ Huế (xoay quanh ẩm thực và cuộc sống tối giản), Hoa nở về đêm (quay phần lớn tại làng cổ Phước Tích, nhà vườn An Hiên và một vài bối cảnh lăng tẩm) và nữa, cả Gái già lắm chiêu 3 (quay tại các bối cảnh hiện đại, sang trọng bậc nhất xứ Huế).

Không chỉ được nhắc đến với tư cách là một phim trường mà người ta còn nói nhiều đến sự bùng nổ du lịch ăn theo phim ảnh. Sự kiện phim Đông Dương, sau khi đoạt giải Oscar đã làm tăng bất ngờ lượng khách du lịch châu Âu, trong đó riêng lượng khách Pháp đến Huế trong 10 năm gần đây luôn nằm trong top 5 là câu chuyện được nhắc đến nhiều. Chưa bao giờ du lịch trở nên thừa thãi trong điện ảnh. Nếu biết cách tìm hiểu, khai thác được bối cảnh mà bộ phim sẽ sử dụng, không những tạo ra được cảm giác thích thú khi xem phim mà đồng thời nơi đó cũng sẽ trở thành một điểm đến hấp dẫn với khán giả.

Trong khuôn khổ Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 22 sẽ tổ chức triển lãm và hội thảo về chủ đề “Huế trong các bối cảnh phim”, tổ chức mặc trang phục áo dài, giới thiệu ẩm thực Huế… Cũng đã có đề xuất ý tưởng giải thưởng dành cho phim quảng bá về Huế xuất sắc nhất do lãnh đạo tỉnh trao tặng tại liên hoan phim lần này như một xúc tác, biến giấc mơ phim trường của Huế thành hiện thực.

Đan Duy

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giấc mơ rồng Huế

Tết Nguyên đán 2024 là mở đầu của năm Giáp Thìn. Ước vọng cho năm mới thường là một giấc mơ. Nếu có chăng một giấc mơ cho Huế trong năm Thìn, thì có thể gọi tên là “Giấc mơ Rồng Huế”!

Giấc mơ rồng Huế
Giấc mơ không mưa

Nhà bạn ở làng Vân Dương, phường Xuân Phú, TP. Huế. Tôi điện thoại hỏi “nước tới vô mô rồi?”, hắn nói “nửa nhà rồi anh, vô nửa đêm, dọn kê đồ đạc đuối luôn”.

Giấc mơ không mưa
Nguyễn Đức Tùng & giấc mơ công xưởng sáng tạo ở Huế

Lập nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh 10 năm và đang ở giai đoạn đỉnh cao sự nghiệp, song Nguyễn Đức Tùng, Giám đốc Công ty X10 Digital lại lựa chọn trở về Huế với ước mơ xây dựng một “công xưởng sáng tạo” trên chính mảnh đất quê hương.

Nguyễn Đức Tùng  giấc mơ công xưởng sáng tạo ở Huế
Giấc mơ đường tàu, đường hoa

Cùng với hàng chục tỉnh, thành khác trên cả nước có đường sắt chạy qua, phong trào “đường tàu – đường hoa” được triển khai trên địa bàn Thừa Thiên Huế. Đó không chỉ là ước muốn của ngành đường sắt mà còn của người dân sống dọc theo tuyến đường sắt với niềm hy vọng, rồi đây sẽ có con đường hoa dọc theo đường tàu dài nhất Việt Nam.

Giấc mơ đường tàu, đường hoa
Tiếp sức cho giấc mơ đến trường

Việc triển khai hiệu quả chương trình tín dụng đối với học sinh, sinh viên đã góp phần nuôi dưỡng ước mơ đến trường cho hàng nghìn học sinh, sinh viên trên địa bàn thị xã Hương Thủy.

Tiếp sức cho giấc mơ đến trường

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top