ClockThứ Năm, 15/08/2019 10:13

Giá cá tra giảm chạm đáy, mục tiêu xuất khẩu thuỷ sản 10 tỷ USD gặp khó

Là sản phẩm thuỷ sản chủ lực nhưng giá cá tra đang liên tục giảm, mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD của ngành thuỷ sản sẽ gặp khó.

Xuất khẩu nông, thủy sản: EVFTA mới chỉ là 'cánh cửa'Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng lâm sản chính tăng trưởng ấn tượngXuất siêu 2,7 tỷ USD sản phẩm nông nghiệp trong 4 thángXuất khẩu tôm sang ASEAN: Những lợi thế về thuế quan và tiềm năng thị trườngXuất khẩu nhóm các mặt hàng nông sản chính trong 4 tháng giảm 5,6%Việt Nam có nhiều mặt hàng lợi thế xuất khẩu sang Romania

Thời gian qua, giá cá tra nguyên liệu tại đồng bằng sông Cửu Long liên tục sụt giảm. Tại Cần Thơ người nuôi cá tra cho biết, suốt mấy tuần qua giá cá tra giảm sâu, dao động trong mức giá 21.500 đồng/kg dưới mức giá thành 2.000 – 3.000 đồng/kg.

Các nguyên nhân khiến giá cá tra giảm do bất lợi từ thuế chống bán phá giá tại Mỹ, trong khi tình hình tiêu thụ tại thị trường lớn nhất là Trung Quốc đang chậm lại vì chính sách nhập khẩu và diện tích nuôi cá được mở rộng quá nhanh.

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (Vasep) 4 tháng liên tiếp từ tháng 3-6/2019, giá trị xuất khẩu cá tra giảm từ 6-17,6% so với cùng kỳ năm 2018. Tính đến hết tháng 6/2019, tổng giá trị xuất khẩu cá tra đạt 961,6 triệu USD, giảm 4,1% so với nửa đầu năm 2018. Thị trường Trung Quốc và Hong Kong vẫn đang dẫn đầu với 24,9% tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra của Việt Nam, tiếp đến là EU (15%) và Mỹ (14,2%).

Giá cá tra giảm chạm đáy, mục tiêu xuất khẩu thuỷ sản 10 tỷ USD gặp khó.

Những tháng cuối năm không có giải pháp “tăng tốc”, xuất khẩu cá tra khó đạt được mục tiêu 2,3 tỷ USD trong năm 2019.

Bộ NN&PTNT yêu cầu các địa phương phải tăng cường kiểm soát, không gia tăng diện tích thả nuôi, tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm. Đặc biệt, các địa phương phải xây dựng hiệu quả chuỗi liên kết để truy xuất được nguồn gốc sản phẩm vì đây là yêu cầu bắt buộc mà các thị trường nhập khẩu đã và đang đặt ra.

Tuy nhiên, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc vẫn chưa có hồi kết, đặc biệt là nguy cơ bùng nổ của chiến tranh tiền tệ và hiện tại đồng nhân dân tệ giảm giá. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến việc xuất khẩu sang thị trường tiêu thụ cá tra số 1 của Việt Nam là Trung Quốc và Hong Kong.

Tổng cục Thủy sản đã khuyến cáo các địa phương phải tăng cường phổ biến, hướng dẫn doanh nghiệp và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện các quy định mới của Trung Quốc; thường xuyên cập nhật diễn biến để chủ động có các giải pháp kịp thời. Trong đó, việc xây dựng liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ cần các địa phương thực hiện để việc chứng minh nguồn gốc sản phẩm theo yêu cầu của các thị trường xuất khẩu thuận lợi hơn.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư xanh

Chiều 10/4, tại Nghệ An, Trường đại học Kinh tế, Đại học Huế phối hợp với Viện Nghiên cứu kinh doanh, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Trường đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng và Trường đại học Kinh tế Nghệ An tổ chức hội thảo khoa học Quốc gia “Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư xanh hướng tới mục tiêu phát triển bền vững”.

Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư xanh
Cơ hội bứt phá cho mục tiêu mới

Với nhiều quy hoạch lớn mang tầm chiến lược ở Thừa Thiên Huế cũng như Luật Đất đai 2024 (sửa đổi) và nhiều luật mới đã, sắp ban hành, hy vọng sẽ tạo động lực cho Thừa Thiên Huế bứt phá trong tương lai gần.

Cơ hội bứt phá cho mục tiêu mới
Lực đẩy từ các chương trình mục tiêu quốc gia

Nguồn vốn tín dụng thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh không chỉ góp phần quan trọng tạo chuyển biến trong đời sống của người dân, mà còn góp phần thực hiện các mục tiêu lớn tỉnh đang theo đuổi.

Lực đẩy từ các chương trình mục tiêu quốc gia
Đẩy nhanh tiến độ các chương trình mục tiêu quốc gia

Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021 - 2025 về xây dựng nông thôn mới; giảm nghèo bền vững (GNBV); phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển KT-XH, tập trung nguồn lực đầu tư cho các địa bàn khó khăn, góp phần nâng cao sinh kế và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân.

Đẩy nhanh tiến độ các chương trình mục tiêu quốc gia
Đặt mục tiêu có được học bổng

Nhiều sinh viên đặt mục tiêu học tập, rèn luyện thật tốt để có thể nhận học bổng, đó là cách để các em phụ giúp gia đình.

Đặt mục tiêu có được học bổng

TIN MỚI

Return to top