ClockThứ Bảy, 30/03/2019 15:30

Gia cầm tăng giá

TTH.VN - Ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi khiến giá thịt lợn giảm sâu, người tiêu dùng tìm kiếm nguồn thực phẩm thay thế. Chính điều đó khiến thời gian gần đây, giá các loại gia cầm tăng cao.

Nghịch lý trong chăn nuôi gàHướng đi mới từ gà thảo dược

Gà lai kiến lông vàng là giống gà chủ đạo được người nuôi lựa chọn

Cuối năm 2018, người chăn nuôi gia cầm, đặc biệt là gà lâm vào tình trạng khó khăn bởi nguồn giống lẫn chi phí thức ăn ở mức cao trong khi giá gà thịt lại ở mức thấp. Có thời điểm nguồn cung gà giống khan hiếm. Hơn nữa, trên thị trường, tình trạng “xâm chiếm” của các loại gia cầm đến từ các tỉnh, thành khác khiến người nuôi trong tỉnh lao đao.

Tuy nhiên nửa tháng trở lại đây, người chăn nuôi gia cầm theo hình thức trang trại, gia trại ở các địa phương trên địa bàn tỉnh lại phấn khởi bởi đầu ra ổn định. Thậm chí giá tăng nhưng đầu ra lại thiếu hụt.

Trang trại của bà Phạm Thị Chánh, xã Quảng Vinh (huyện Quảng Điền) có quy mô đàn gà hơn 2.000 con, đàn vịt cũng trên 1.000 con. Sau khi xuất bán lứa gà và vịt vừa qua, bà thả thêm 2.000 con vịt lẫn gà. Nếu như trước đây, trang trại bà Chánh đến kỳ thu hoạch phải đang loay hoay tìm đầu ra, thì nay, gà lẫn vịt không đủ nguồn cung cho thị trường.

Bà Chánh cho rằng, một con gà từ khi thả giống đến lúc xuất bán với trọng lượng trên 1 kg phải nuôi trong vòng 3 tháng và tiêu tốn chi phí khoảng 50 – 55 nghìn đồng/con. Hơn 1 tháng trước nếu theo tính toán của bà Chánh, với mức giá 55 nghìn đồng/kg, bà cầm chắc lỗ. “Người nuôi gia cầm nói chung và nuôi gà nói riêng từ trước đến nay luôn khó khăn về đầu ra. Ngoài ra, so với các vùng nuôi công nghiệp ở các tỉnh phía Nam như Bình Định, Đồng Nai, tụi tui nuôi quy mô nhỏ hơn nhiều, trong khi gà các tỉnh nhập vào Huế rất lớn, khiến gà trong tỉnh bị ép giá”, bà Chánh nói.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, các trang trại, gia trại nuôi gà ở các địa phương chủ yếu nuôi giống gà lai kiến lông vàng. Đây là loại gà có chất lượng thịt khá thơm ngon. Đến thời điểm hiện tại, giá gà đã tăng xấp xỉ khoảng 60 nghìn đồng/kg. “Một tháng trước, gà chỉ có giá khoảng 53 nghìn đồng/kg nhưng nay tăng từ 4.000-5.000 đồng. Dù giá cao nhưng có nhiều trang trại, gia trại không đủ gà để bán. Việc giá gà tăng cũng do nhu cầu của thị trường. Thừa Thiên Huế đang trong vùng dịch tả lợn châu Phi nên người sử dụng hạn chế mua thịt lợn và thay thế thịt lợn trong bữa ăn hàng ngày bằng các loại thực phẩm khác, trong đó có gia cầm. Ngoài ra, thời điểm này, nhu cầu về gà để phục vụ cho cúng cấp nhiều nên gà khan nguồn cung là điều dễ hiểu”, ông Hồ Đăng Định, Chi hội trưởng Chi hội Trang trại xã Quảng Vinh cho hay.

Vịt là loại gia cầm tăng giá mạnh thời gian gần đây

Ngoài gà, vịt là loại gia cầm tăng giá cao, hiện nay, giá vịt tăng đến 40-50 nghìn đồng/con. “Vịt thường nuôi trong vòng khoảng 2 tháng là có thể xuất bán. Tui vừa xuất lứa vịt 400 con với giá 120 nghìn đồng/con. So với lứa vịt trước, mức giá tăng 40 nghìn đồng/con. Sau khi xuất bán, tui chuẩn bị thả lứa mới”, bà Nguyễn Thị Cẩm (xã Vinh Thái, huyện Phú Vang) chia sẻ.

Mặc dù giá gia cầm tăng, song theo ông Hồ Đăng Định, đối với các trang trại, gia trại có quy mô lớn, thông thường trong quá trình nuôi đều xảy ra hao hụt. “Với người chăn nuôi gia cầm hao hụt trong quá trình nuôi là điều khó tránh khỏi, nên người nuôi cần hạn chế và tăng cường chăm sóc, bởi ảnh hưởng đến thu nhập sau khi xuất bán. Trên thị trường hiện cũng có  nhiều chủng loại gà như, gà lai đá, gà lai kiến, gà kiến, gà tam hoàng, gà công nghiệp... mỗi loại có một mức giá khác nhau. Khó khăn của người nuôi chính là việc cạnh tranh giá cả với các loại gà được nhập từ Bình Định, Phú Yên”, ông Định nói.

Hiện nay, theo thống kê của Chi cục Chăn nuôi thú y tỉnh, toàn tỉnh tổng đàn gia cầm có khoảng gần 3 triệu con, trong đó tổng đàn gà vẫn giữ ổn định trên 2 triệu con. Ông Nguyễn Văn Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi thú y tỉnh cho biết: “Khảo sát tại các trang trại, gia trại chăn nuôi cũng như các ngôi chợ, giá gia cầm đang tăng mạnh, điều này có lợi cho người nuôi. Giá tăng phần lớn do du cầu thị trường lớn. Không chỉ gia cầm, giá thịt bò cũng tăng cao”.

Liên quan đến việc người tiêu dùng đang hạn chế sử dụng thịt lợn, thay vào đó là các loại thực phẩm khác, theo đó giá lợn giảm sâu, người nuôi lớn khốn đốn, ông Hưng nói: “Người tiêu dùng cần hiểu đúng về bản chất của dịch tả lợn châu Phi và không nên tẩy chay thịt lợn. Hãy sử dụng thịt lợn an toàn, rõ nguồn gốc, giúp người nuôi vượt qua khó khăn giai đoạn này”.

Bài, ảnh: L.Thọ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giá xăng tăng, giá dầu giảm

Từ 15h hôm nay (28/3), mỗi lít xăng tăng 410 - 530 đồng, trong khi các mặt hàng dầu (trừ mazut) giảm 320 - 390 đồng tùy loại.

Giá xăng tăng, giá dầu giảm
Ứng phó nguy cơ dịch bệnh gia súc, gia cầm

Các biện pháp phòng, chống được triển khai đồng bộ, có hiệu quả nên đến thời điểm này, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm (GSGC) chưa xảy ra. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm, tái bùng phát dịch bệnh GSGC.

Ứng phó nguy cơ dịch bệnh gia súc, gia cầm
Nhiều nguy cơ dịch cúm gia cầm

Các chuyên gia y tế cảnh báo, dịch cúm A(H5N1) có thể xảy ra bất cứ lúc nào khi tình trạng người dân đang còn chủ quan trong chăn nuôi, chế biến sản phẩm gia cầm và săn bắt chim hoang dã còn khá phổ biến.

Nhiều nguy cơ dịch cúm gia cầm
Không chủ quan với rét đậm, rét hại

Dự báo đợt rét đậm, rét hại có thể kéo dài “xuyên tết”, mấy ngày nay lực lượng cán bộ chăn nuôi-thú y đến tận cơ sở, hướng dẫn người dân chủ động bảo vệ an toàn cho đàn gia súc, gia cầm (GSGC) nhằm đảm bảo nguồn thực phẩm cho dịp Tết Cổ truyền.

Không chủ quan với rét đậm, rét hại

TIN MỚI

Return to top