ClockThứ Năm, 24/11/2011 09:57

Giải pháp căn cơ giải quyết

TTH - Trong lúc dự báo Thừa Thiên Huế đang khởi đăng tuyến bài "nóng" về ONMT tại các làng nghề trên địa bàn tỉnh được dư luận quan tâm thì cùng lúc trên diễn đàn Kỳ họp thứ 2 Quốc hội (QH) khóa XIII ngày 7/11 vừa qua cũng thu hút sự quan tâm của đông đảo cử tri và nhân dân cả nước, khi QH dành cả ngày thảo luận việc thực hiện chính sách, pháp luật về môi trường tại các khu kinh tế, làng nghề.

Thách thức đối với hiểm họa ONMT 

Báo cáo của Ủy ban Thường vụ QH, do Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường (KH,CN&MT) Phan Xuân Dũng trình bày về kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về môi trường tại các khu kinh tế, làng nghề cho thấy, chúng tôi không khỏi băn khoăn khi “tuổi thọ trung bình của người dân làng nghề thấp hơn 10 năm so với cả nước”. Tại phiên thảo luận của QH cùng ngày, đại biểu Huỳnh Văn Tính (Tiền Giang) ví tình trạng ô nhiễm môi trường (ONMT) nghiêm trọng ở một số nơi “giống như quả bom nguyên tử, có quả nổ rồi và quả chưa nổ” mà “xử lý hậu quả còn khó khăn và tốn kém hơn cả chất độc dioxin” (!?).
Để khắc phục những tồn tại, vướng mắc và nâng cao hiệu quả thực hiện xử lý triệt để các cơ sở gây ONMT nghiêm trọng, trước đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ rõ nguyên nhân dẫn đến sự chậm trễ, do một số bộ, ngành, địa phương còn thiếu tích cực, chủ động thực hiện kế hoạch; các giải pháp triển khai còn thiếu đồng bộ, cụ thể; thiếu sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với chính quyền địa phương cũng như phân định trách nhiệm chưa rõ ràng giữa một số bộ, ngành chủ quản với UBND các tỉnh, TP trực thuộc T.Ư nơi cơ sở gây ONMT nghiêm trọng hoạt động. Một số cơ chế, chính sách hỗ trợ xử lý triệt để ONMT vẫn còn thiếu đồng bộ, cụ thể nên việc triển khai gặp nhiều khó khăn, bất cập; đồng thời, việc bổ sung các cơ chế, chính sách hỗ trợ cho các cơ sở còn thiếu kịp thời. Ngoài công tác thanh tra, kiểm tra chưa được quan tâm đúng mức, nhận thức về bảo vệ môi trường (BVMT) của các doanh nghiệp, thậm chí một số cơ quan, chính quyền các cấp còn yếu kém.
Riêng tại Thừa Thiên Huế, thời gian qua, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Cao cũng thừa nhận trên địa bàn vẫn còn một số cơ sở đang xây dựng phương án mà chưa được tổ chức xử lý, do gặp khó khăn trong thực hiện, nhất là kinh phí, địa điểm di dời và công nghệ xử lý. Ngược lại, một số ban, ngành, địa phương còn thiếu tích cực, chủ động tổ chức thực hiện kế hoạch; các giải pháp triển khai còn thiếu đồng bộ, cụ thể; thiếu sự phối hợp chặt chẽ và hiệu quả chưa cao làm chậm tiến độ theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.
 
Đồng hành với những giải pháp cốt lõi
Ngày 26/11 sắp đến, QH sẽ ban hành nghị quyết về cuộc giám sát mà chúng tôi đã đề cập ở trên. Tuy nhiên, qua ý kiến thảo luận, đóng góp tại kỳ họp QH, một số cơ sở đúc đồng truyền thống Thủy Xuân (Huế) đồng tình với ý kiến của Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam Vũ Quốc Tuấn: Trước khi tái cơ cấu làng nghề và từng doanh nghiệp ở đây, phải tổng kiểm tra, đánh giá thực trạng làng nghề trên phạm vi toàn quốc để phân loại, đánh giá từng làng nghề theo tiêu chí rõ ràng. Làng nghề nào gây ONMT nghiêm trọng thì phải kiên quyết xóa bỏ, còn những làng nghề gây ONMT ít phải có lộ trình khắc phục cụ thể.
Nhận xét của Phó Chủ nhiệm Ủy ban KH,CN&MT Lê Quang Huy cũng được nhiều người lao động ở làng nghề SXGN truyền thống Hương Toàn (Hương Trà) tán thành: việc xây dựng hành lang pháp lý từ T.Ư đến địa phương như lâu nay chưa theo kịp sự phát triển, thu hút đầu tư ở các làng nghề. Chẳng hạn, Luật BVMT chỉ có một điều quy định BVMT ở các khu kinh tế hoặc làng nghề mà chưa cụ thể và chi tiết thành các văn bản dưới luật cho thích nghi và phù hợp với từng địa phương.
 

Ông Cao Cường làng nghề SXGN từng đầu tư 150 triệu đồng thay thế lò gạch liên tục kiểu đứng với hiệu suất cao. Tuy nhiên, từ khi ngưng hoạt động đến nay gần một năm, cơ sở của ông vẫn chưa được hỗ trợ kinh phí của UBND huyện Hương Trà để xóa bỏ lò gạch thủ công và chuyển đổi ngành nghề cho lao động (trong ảnh là chủ nhân bên cạnh lò gạch một thời gắn bó)

Với quan điểm đầu tư cho môi trường hôm nay là lo cho sức khỏe ngày mai, đa số người dân ở làng nghề SXVH truyền thống Lăng Cô (Phú Lộc) đồng tình với kiến nghị cần nâng mức chi cho môi trường lên 2% của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Phước Thanh cũng như đại biểu Thân Đức Nam (Đà Nẵng), khi dẫn số liệu của Ngân hàng Thế giới cho hay: “Việt Nam có thể chịu tổn thất do ONMT lên đến 5,5% GDP/năm”. Ngoài ra, người dân ở đây còn chia sẻ với suy nghĩ của đại biểu Nguyễn Anh Sơn (Nam Định): bây giờ chi thêm 1%, còn hơn sau này chi nhiều % cũng chưa khắc phục được, do sẽ rất tốn kém và vô cùng khó khăn.
Trước thực trạng ONMT tại nhiều làng nghề ngày càng gia tăng, một số người dân ở Phường Đúc (Huế) thừa nhận việc các đại biểu cho rằng: Các cơ quan chức năng chưa làm hết trách nhiệm, công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý không nghiêm và đề nghị tăng mức xử phạt, thậm chí có nơi phải cấm hoạt động. Bởi, mức xử phạt hành chính hiện quá thấp so với chi phí mà doanh nghiệp cần bỏ ra để đầu tư hệ thống xử lý, chi phí vận hành hệ thống hoặc kinh phí khắc phục ONMT.
Qua Báo Thừa Thiên Huế, người dân tại các làng nghề trên địa bàn tỉnh mong UBND tỉnh tăng cường chỉ đạo đôn đốc, thanh tra, kiểm tra, giám sát đẩy mạnh xử lý triệt để các cơ sở gây ONMT nghiêm trọng; đồng thời, có chính sách hỗ trợ phù hợp để các cơ sở sản xuất, người dân chuyển đổi ngành nghề, phấn đấu năm 2012 đạt mục tiêu theo kế hoạch đề ra.

 Bài và ảnh: Cự Vĩnh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Để sông Hương mãi xanh

Không vui và lấy làm tiếc là cảm giác của không chỉ tôi mà cả nhiều người trên phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu và cầu gỗ lim vào mỗi sáng khi nhìn thấy cảnh tượng hoa đăng giấy nổi bập bềnh bên bờ sông Hương - dòng sông thơ mộng và đẹp nổi tiếng của Huế.

Để sông Hương mãi xanh
Chuyện tử tế bên cầu Ga Huế

Chiều muộn, một người đàn ông lớn tuổi, tóc hoa râm ngồi cặm cụi băng bó hai chiếc chân đế bằng sắt của tấm pano vừa được lắp trên cầu ga Huế. Ông bảo làm thế để tránh thương tích cho người nếu không may va phải, nhất là những ngày này Huế đón người dân, du khách nơi khác về rất đông.

Chuyện tử tế bên cầu Ga Huế
Nên tổ chức đua thuyền trước công viên Trịnh Công Sơn

Lâu nay lễ hội đua thuyền cuả tỉnh và TP.Huế trong các ngày lễ được tổ chức qui mô lớn trên sông Hương đoạn trước Phu Văn Lâu. Theo tôi tổ chức đua thuyền trên khúc sông trước công viên Trịnh Công Sơn thì hợp lí hơn.

Nên tổ chức đua thuyền trước công viên Trịnh Công Sơn
Đừng tạo mối nguy cho người tham gia giao thông

Tại một số tuyến đường, tình trạng cây xanh không được cắt tỉa mọc lấn ra đường che lấp đèn tín hiệu giao thông. Điều này không những gây mất mỹ quan, mà còn tiềm ẩn nhiều mối nguy đối với người tham gia giao thông.

Đừng tạo mối nguy cho người tham gia giao thông

TIN MỚI

Return to top