Chính trị - Xã hội Pháp luật - Cuộc sống
Giá như biết sợ sớm hơn
TTH - TAND tỉnh xét xử vụ án giết người. Bị hại tươi cười trong di ảnh đặt trên bàn. Người mẹ quấn khăn tang ngồi gục mặt phía sau. Khi đi ngang qua di ảnh, bước chân bị cáo (còn vị thành niên) líu ríu. Cha mẹ là đại diện theo pháp luật cho con, mặt bơ phờ...
Vị kiểm sát viên công bố cáo trạng, theo đó, 9 giờ rưỡi đêm, bị cáo (ở xã Vinh Xuân, huyện Phú Vang) cùng 6 thanh niên khác đến khu vực miếu Âm Hồn thuộc xã Vinh Xuân, gặp một nhóm bạn đang ngồi uống bia, nên “nhập bọn” vào uống. Trong lúc men bia tưng tưng, một thanh niên trong nhóm nói “Đi tìm thằng D coi có không để đập, vì trước đây D có đánh tau”. Bị cáo cùng 7 thanh niên trong nhóm đồng ý. Sau một hồi “truy tìm”, nhóm bị cáo gặp D cùng 5 người bạn đang trải chiếu ngồi chơi ở đường đập bê tông trong thôn. Khi biết lý do những thanh niên này đến tìm mình, D có những lời nói với thái độ thách thức, khiến một thanh niên trong nhóm bị cáo, đạp vào người D, “châm ngòi” cho cuộc hỗn chiến.
Hai nhóm đuổi đánh nhau trên đường đập và cả dưới hồ tôm (không ai bị thương tích). Trong lúc đánh nhau, D chạy xuống hồ tôm lấy thanh tre đánh vào người bị cáo. Bị cáo đi thụt lùi nhưng D vẫn dùng thanh tre đánh tiếp. Bị cáo liền lấy cây dao giấu sẵn trong người, đâm 1 nhát vào vùng bụng D rồi rút dao ra, bỏ chạy. D vẫn tiếp tục cầm thanh tre đuổi theo bị cáo. Bị cáo quay lại đâm tiếp nhát thứ hai trúng vào vùng bụng của D. Lúc này, D ôm bụng, la lên “tau bị đâm rồi”. Nghe vậy, cả nhóm bỏ chạy. Khi dừng lại, nghe bị cáo kể, mình đâm trúng D hai nhát, cả nhóm sợ hãi bàn nhau bỏ trốn.
Bị cáo khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội. Lời khai nhận của bị cáo phù hợp với nội dung cáo trạng và lời khai của những nhân chứng trong vụ án. Hội đồng xét xử hỏi: “Bị cáo có mâu thuẫn hay thù oán gì với nạn nhân không”. Bị cáo lí nhí: “Dạ không”. “Vậy tại sao bị cáo tước đoạt sinh mạng của nạn nhân?” “Dạ thưa, lúc đầu nghe bạn bị cáo nói bị D đánh, bị cáo chỉ muốn đánh lại “giúp” bạn. Nhưng do D đuổi theo dùng thanh tre đánh bị cáo nên bị cáo mới rút dao đâm. Bị cáo không nghĩ hậu quả nghiêm trọng như vậy”. “Bị cáo có nhận thức được dùng dao nhọn đâm người khác là nguy hiểm đến tính mạng, có thể gây chết người hay không?”- Im lặng. Những thanh niên tham gia cuộc ẩu đả, đánh lộn nhau hôm đó (bị triệu tập đến phiên tòa) cũng cúi đầu lặng thinh khi nghe lời lẽ nghiêm nghị của vị thẩm phán chủ tọa phiên tòa: “Bị cáo buộc phải nhận thức được điều đó (dùng dao đâm người khác có thể xâm hại sức khỏe, tính mạng nạn nhân), đồng thời buộc phải nhận thức được điều đó là vi phạm pháp luật...”
Trình bày lời sau cùng trước khi hội đồng xét xử nghị án, bị cáo nói rất nhiều về nỗi sợ hãi, khi trong lúc bỏ trốn, gọi điện thoại về “dò la” người quen trong làng, thì được người này cho biết tin D đã chết. Cũng do sợ, hoảng loạn mà bị cáo tiếp tục chạy trốn đến khi bị công an phát hiện bắt giữ. Bây giờ bị cáo rất ân hận...
Qua phân tích của hội đồng xét xử, “nguồn cơn” dẫn đến vụ án, nhiều ánh mắt của đám đông tham dự phiên tòa đổ dồn về phía thanh niên đầu têu và rủ rê những người khác đi đánh D trả thù (cho mình). Không bị đứng sau vành móng ngựa, nhưng thanh niên này cũng cúi thấp mặt, vẻ sợ sệt, vì sự “kết tội” của những người có mặt trong phòng xử án.
Nỗi sợ và ân hận của bị cáo, của những thanh niên tham gia cuộc ẩu đả hôm ấy là muộn, nhưng dù sao họ còn có cơ hội, thời gian sửa chữa lỗi lầm. Còn D (cũng như tất cả những thanh niên bị mất đi cuộc sống, nguyên nhân tương tự như D) đã mất mạng sống là mất tất cả. Kể cả không còn cơ hội để sợ hãi.
Đắng lòng bởi hình ảnh người mẹ gục mặt sau di ảnh đứa con trai, bởi hình dáng bơ phờ của cha mẹ bị cáo... nhiều người không nén được thở dài. Giá như, những thanh, thiếu niên này biết sợ sớm hơn, để không xảy ra hậu quả quá ư nặng nề.
Phạm Thùy Chi
- Thông qua Hue-S, xử phạt hai đối tượng rải vàng mã trái phép xuống sông (16/05)
- Phối hợp thực hiện công tác tìm kiếm hài cốt liệt sĩ (16/05)
- Tuyên truyền pháp luật cho ngư dân khi khai thác trên biển (16/05)
- Tuyên dương 55 cá nhân tiêu biểu trong học tập và làm theo lời Bác (16/05)
- Lưu động cấp căn cước công dân về tận xã, phường (16/05)
- “Mẹ đỡ đầu - Thắp sáng niềm tin, tiếp sức em đến trường” (16/05)
- Ứng phó với thời tiết dị thường (16/05)
- Trao đổi kinh nghiệm trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 (16/05)
-
Chính phủ sẽ báo cáo toàn diện về đổi mới sách giáo khoa tại Quốc hội
- Trao đổi kinh nghiệm trong công tác phòng, chống dịch COVID-19
- Nỗi lo “kép”
- Tổ chức trọng thể Đại lễ Phật đản Phật lịch 2566
- Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt cộng đồng người Việt Nam ở Bờ Đông Hoa Kỳ
- Phát biểu của Thủ tướng Chính phủ tại CSIS: "Chân thành, lòng tin và trách nhiệm vì một thế giới tốt đẹp hơn"
- Phối hợp, cung cấp số định danh cá nhân trẻ em dưới 6 tuổi
- Mong muốn có chính sách bình ổn giá, thu mua lúa và nông sản
- Thông qua thể lệ hội thi trực tuyến tìm hiểu cải cách hành chính
- Thừa Thiên Huế dẫn đầu toàn quốc về PAPI năm 2021
-
Kê khai số định danh căn cước công dân khi nộp hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
- Phát biểu của Thủ tướng Chính phủ tại CSIS: "Chân thành, lòng tin và trách nhiệm vì một thế giới tốt đẹp hơn"
- Hơn 270 suất quà tặng học sinh, sinh viên mồ côi nghèo hiếu học và người nghèo Phong Điền
- Rà soát hoạt động bộ máy cơ sở, nâng cao vai trò người đứng đầu
- Hương Thủy: Cử hành lễ chính thức Đại lễ Phật đản 2022
- Phát động Hành trình “Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác”
- Thừa Thiên Huế dẫn đầu toàn quốc về PAPI năm 2021
- Carlsberg Việt Nam mong muốn đồng hành cùng sự phát triển của tỉnh
- Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ thăm, chúc mừng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh
- Nguy cơ tai nạn giao thông từ xe điện
-
Hơn 270 suất quà tặng học sinh, sinh viên mồ côi nghèo hiếu học và người nghèo Phong Điền
-
Từ trái tim đến trái tim
-
Thưởng lễ cho người lao động: Nhiều hoạt động thiết thực
-
CLB Golf Huế - Sài Gòn trao 123 suất học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
-
Huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc để giảm nghèo bền vững