ClockThứ Ba, 24/12/2013 06:39

Giá như dân phòng & đoàn viên thanh niên…

TTH - Cơn mưa trước khi cơn bão số 13 đổ bộ vào đất liền thật dữ dội. Trời chưa kịp hoàng hôn đã bỗng chốc sầm sập tối. Mưa như trút nước. Các con đường trong thành phố đều ngập. Tôi chở đứa con về kiệt Miếu Đôi (An Cựu) để học thêm môn toán. Từ ngoài đường An Dương Vương nhìn vào, nước tràn xuống kiệt như thác. “Chắc chắn thầy cho nghỉ, về thôi con”-Tôi hét lui sau và tìm đường để quay xe trở về.
 
Chịu! Cả một rừng xe từ phía sau …rẽ sóng dồn tới. Phía phần đường đối diện, cũng cả một rừng xe chen chúc lội để tìm về địa chỉ của mình. Chỉ còn một phương án đi thẳng, đến ngang đường Ngự Bình thì quẹo lên rồi tính tiếp. Tôi nghĩ bụng và cho xe tiến theo lộ trình đã định. Nhưng đến khi quẹo vào đường Ngự Bình mới thấy mình tính sai. Cả một đoạn dài từ ngã ba ngoẹo Giàng Xay lên phía ga An Cựu (ga Tạm) cũng bị ngập sâu. Và dòng xe đủ chủng loại thì ken đặc gần như bất tận. Xe từ trên Ngự Bình về, xe từ dưới Quốc lộ IA lên. Hỗn độn và đông cứng. Quay lui: chịu! Thẳng tới: “bò” từng tấc đường với đúng nghĩa đen. Nhưng không còn lựa chọn nào khác, đành phải “bò”. “Thiên hạ “bò” được mình “bò” được, chấp nhận… khuya mới tới nhà.”- Tôi bụng bảo dạ và lo lắng nghĩ tới cái nút thắt cổ chai ngay tại gác chắn xe lửa.
 
Mãi rồi cũng tới cái nút cổ chai. Nhưng không như tôi lo lắng, tại điểm này có một ông cụ đội mưa tự nguỵên đứng ra phân luồng giao thông. Chả súp lê, chả băng, gậy trật tự, chỉ với hai cánh tay ra hiệu, cụ hướng cho dòng xe từ Ngự Bình về, từ Quốc lộ IA lên dạt về theo đúng phần đường của mình. Và cũng lạ, dù cụ không phải là cảnh sát giao thông (CSGT), nhưng ai cũng ngoan ngoãn chấp hành. Cũng nhờ thế mà thay vì sẽ nghẽn cứng như dự đoán của nhiều người, tại điểm này, dòng xe lại bắt đầu được giải phóng. Cha con tôi thoát ra điểm tắt nghẽn, lòng vừa khoan khoái vừa vô cùng cảm kích ông cụ “CSGT”.
 
Chuyện qua đã ít tuần, bây giờ thỉnh thoảng nhớ lại tôi vẫn không khỏi hàm ơn và ước ao thầm, giá như lực lượng dân phòng, đoàn viên, thanh niên tại các địa phương đều có những hành động tình nguyện như vậy thì ý nghĩa và hữu ích biết bao. Bởi gặp những sự cố như vừa kể, không CSGT nào đủ lực lượng và có thể cơ động đến mọi nơi để xử lý. Cho nên, lực lượng tại chỗ khi ấy là hết sức quan trọng. Một cụ già làm được, tại sao thanh niên trai tráng thì không? Song, để chủ động, có lẽ Đoàn thanh niên, dân phòng…cần có sự tập huấn và lên kế hoạch thường quy, để khi gặp những tình huống tương tự, hoặc thiên tai, thảm hoạ…không cần phải có lệnh, mỗi thành viên đều có thể chủ động tự giác tham gia. Như vậy sẽ vô cùng hiệu quả, hữu ích, và hình ảnh của lực lượng tình nguyện trong cộng đồng sẽ đẹp đẽ xiết bao.
Thượng Bích
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Để đường tranh bích họa “sống” cùng thời gian

Những bức tranh bích họa dọc theo nhiều tuyến đường ở Huế được coi là địa điểm check in hấp dẫn, thu hút nhiều du khách và giới trẻ. Song, theo thời gian, những hình ảnh sống động, đẹp mắt, độc đáo và ý nghĩa ấy đã hoen ố, một số bức bị xuống cấp, bôi bẩn, mốc meo.

Để đường tranh bích họa “sống” cùng thời gian
Sẽ có, nhưng chưa biết… ngày nào

Qua quan sát, diện chưa rộng lắm nhưng tôi đã “lờ mờ” nhận ra xu hướng tiêu dùng thân thiện với môi trường (thường được gọi là xu hướng tiêu dùng xanh) đang dần hiện hữu và được coi trọng, nó không ở chỗ này thì ở chỗ kia. Xu hướng này chỉ có được khi đi cùng với nhận thức và những lĩnh vực tiêu dùng văn minh.

Sẽ có, nhưng chưa biết… ngày nào
Buồn vui chuyện… rác

“Xanh, sạch, sáng” không chỉ là khẩu hiệu mà đã trở thành nhu cầu, nguyện vọng chung của cả cộng đồng xứ Huế. Nó đã đi vào đời sống và đang dần tạo thành thói quen tự giác nơi mỗi thành viên…

Buồn vui chuyện… rác
Đầu tư đã quan trọng, giữ gìn càng quan trọng hơn

Suy cho cùng, ý thức người dùng mới là quan trọng nhất. Nhưng nói ý thức chung chung thì khó quá, còn làm thế nào để buộc mọi người phải có ý thức trong cái sự xử lý "đầu ra" tế nhị và nhạy cảm kia thì lại là câu hỏi không hề dễ.

Đầu tư đã quan trọng, giữ gìn càng quan trọng hơn
Return to top