ClockThứ Bảy, 21/04/2018 14:32

Giá trị của thương hiệu du lịch điểm đến

TTH - Hình thành thương hiệu điểm đến của Huế là một trong những nội dung được đặt ra tại Kế hoạch số 51/KH-UBND ngày 13/3/2018 về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Chỉ có 8 từ nhưng trọng trách mà điều này hướng tới nhiều hơn dung lượng mà nó gánh vác, nhất là khi đó không chỉ là nội hàm của một sản phẩm, mà còn mang một nghĩa rộng hơn và đa diện hơn – như một tài nguyên của một vùng, địa phương. Đó cũng là điều mà chúng tôi muốn đề cập khi nói về thương hiệu du lịch tại điểm đến của Thừa Thiên Huế.

Văn hóa – di sản: Thương hiệu “khung” của du lịch HuếXét tặng giải thưởng Du lịch Thừa Thiên HuếLuật Du lịch sửa đổi: Lấy khách du lịch làm trung tâm, bảo vệ quyền lợi của kháchDu lịch Huế: Vẫn lận đậnLành mạnh hóa môi trường du lịch

Đại Nội, điểm đến làm nên thương hiệu du lịch Huế. Ảnh: Thanh Toàn

Thật ra, cụm từ này không hề mới mẻ đối với một vùng du lịch trọng điểm như Huế. Tôi tin người ta đã gọi tên nó rất, rất nhiều lần trong các bài báo, bản báo cáo hay các cuộc chuyện trò, trao đổi. Tuy nhiên, nếu được hỏi về một điều gì đó cụ thể của thương hiệu này, hẳn sẽ không ít người lúng túng. Có lẽ đây cũng là điều dễ hiểu khi thương hiệu điểm đến là một tập hợp bao gồm rất nhiều yếu tố. Người ta có thể nhận diện nó dựa trên những cảm quan về không gian, cảnh quan thiên nhiên; hệ thống di tích, di sản văn hóa; cơ sở hạ tầng dịch vụ và các nhóm sản phẩm phục vụ cho du lịch; là cốt cách, phong thái nhưng cũng có thể là người dân ở tư cách chủ thể với những ứng xử đi kèm...Vấn đề là ở chỗ, tất cả những yếu tố này hiện hữu trong một chỉnh thể thống nhất như thế nào? Chúng vừa có mối quan hệ tương hỗ với nhau, vừa có thể hoạt động độc lập ra sao? Điểm riêng và tính khác biệt của điểm đến ấy là gì và tất cả những điều này sẽ quyết định việc lựa chọn của du khách khi được chào tour, giới thiệu sản phẩm hay tự họ tìm kiếm trên các kênh thông tin, quảng bá.

Phát triển các loại hình, sản phẩm du lịch đặc thù theo hướng văn hóa di sản, tâm linh, nghỉ dưỡng, hội thảo, du lịch sinh thái và các loại hình du lịch cộng đồng gắn với phát huy giá trị văn hóa bản địa, bảo vệ môi trường sinh thái... là quan điểm chủ đạo về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của Thừa Thiên Huế. Bên cạnh việc xác định đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, chú trọng khai thác mọi nguồn lực và phát huy được thế mạnh của các thành phần kinh tế, đã có hẳn một yêu cầu mới về việc đổi mới nhận thức, tư duy về phát triển du lịch. Yêu cầu này đặt ra với những xác lập cụ thể để vận hành ngành công nghiệp không khói theo quy luật kinh tế thị trường, có sự chỉ đạo, giám sát của các cơ quan chức năng. Quan trọng hơn là việc phải tập trung xây dựng các chính sách đột phá trong phát triển du lịch, với ưu tiên hàng đầu về kêu gọi đầu tư hạ tầng, cơ sở vật chất. Quảng bá du lịch và triển khai bộ quy tắc ứng xử du lịch trong hoạt động du lịch là những việc đi kèm, một cách nhất thiết để xây dựng được một môi trường du lịch thân thiện, văn hóa và an ninh.

Các festival làm nên thương hiệu du lịch Huế. Ảnh: Tâm Huệ

Theo cách mà chúng tôi hiểu, những điều này là phần cứng, là phần bao trùm các hoạt động để tạo ra một phương thức thống nhất trong chỉnh thể, hướng tới sự phát triển chung. Còn những phần việc cụ thể, tích hợp trong phương thức này là điều kiện đủ để tạo ra một sự thay đổi toàn diện trong chuyển động theo hướng tích cực hơn. Và có lẽ, đây cũng là “thị phần” để mỗi chủ thể xác lập hướng đi cho mình khi tham gia vào thị trường du lịch, bằng những phân khúc sản phẩm riêng, gói sản phẩm riêng.

Nếu có ai đó đặt lại vấn đề, rằng thương hiệu điểm đến nơi bạn đang sống là gì, tôi tin sẽ có nhiều cách trả lời, tùy từng cương vị, góc nhìn và đối tượng khác nhau. Vấn đề là, khi xây dựng và hình thành được, thương hiệu du lịch điểm đến sẽ mang lại nguồn lợi gì, như thế nào cho người dân và cộng đồng trong mối quan hệ và tác động qua lại của nó. Quan trọng hơn là thương hiệu điểm đến ấy phải được xây dựng dựa trên những tiêu chí của bản sắc và tính bền vững.

Minh Hà

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Điểm nhấn cho “bức tranh” ẩm thực

Mới đây, một sự kiện thu hút sự quan tâm của những ai yêu ẩm thực chính là lễ hội phở vừa được tổ chức tại Nam Định, từ 15-17/3. Một festival khiến chúng ta nghĩ đến bún bò của Huế - một đặc sản ẩm thực nổi tiếng có lẽ không kém phở.

Điểm nhấn cho “bức tranh” ẩm thực
Phát triển du lịch, quan trọng là phát triển nguồn nhân lực

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đang là thách thức đối với du lịch Việt Nam trước yêu cầu hội nhập quốc tế. Thừa Thiên Huế xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, để phát triển du lịch, phải đặc biệt quan tâm phát triển nguồn nhân lực.

Phát triển du lịch, quan trọng là phát triển nguồn nhân lực
Khai thác hiệu quả giá trị các danh hiệu UNESCO

Với 65 danh hiệu được UNESCO ghi danh, trải rộng trên tất cả 63 tỉnh, thành phố, Việt Nam tiếp tục thể hiện đóng góp có trách nhiệm vào việc làm phong phú, bảo vệ và phát huy kho tàng văn hóa nhân loại.

Khai thác hiệu quả giá trị các danh hiệu UNESCO
Du lịch không thể phát triển một mình

Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về du lịch năm 2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính từng khẳng định: “Du lịch không thể phát triển một mình”. Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn và để phát triển được du lịch phải có sự đồng hành của nhiều ngành, nhiều người.

Du lịch không thể phát triển một mình

TIN MỚI

Return to top