ClockThứ Tư, 18/08/2010 19:30

Giá trị của tư liệu & nhận thức của người dân

TTH - Huế đang lưu giữ một tài sản quí là vốn tư liệu Hán-Nôm, phần lớn được cất giữ tại các tư gia, họ tộc. Chỉ riêng năm 2010, một chương trình sưu tầm do Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế phối hợp triển khai đã thu thập được gần 50.000 trang tư liệu Hán-Nôm có giá trị.

Mới đây, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch quyết định dành khoản kinh phí khoảng 500 triệu đồng từ nguồn của Trung ương để triển khai một dự án bảo tồn vốn di sản Hán-Nôm trên địa bàn. Tuy nhiên, sau bài toán kinh phí được gỡ, số phận của di sản Hán-Nôm, oái ăm thay, lại bị lệ thuộc vào nhận thức của những người sở hữu.

Không ít trường hợp, những người làm công tác sưu tầm phải năm lần bảy lượt gõ cửa các họ tộc để xin phép được sao chụp các tư liệu nhưng đã bị từ chối. Họ quan niệm, đó là báu vật dòng tộc để lại nên không muốn chia sẻ, phải giữ kín trong hòm sắt hay mặc cho bụi thời gian phủ kín trên xà nhà. Thậm chí người đến liên hệ công tác, dù đã mang theo giấy giới thiệu có xác nhận của chính quyền cấp huyện, cấp xã nhưng khi họ tộc không đồng ý, cũng đành ngậm ngùi ra về.
Điều đáng nói là, không ít hòm thư tịch trong điều kiện bảo quản sơ sài tại tư gia, đình làng, miếu mạo… khi tiếp cận được thì đã mủn mục do mối mọt, ẩm mốc. Thậm chí có họ tộc, dù giữ gìn hàng chục năm nhiều tư liệu Hán-Nôm nhưng không hề biết đó là tài liệu gì, nội dung ra sao (!)
Biết đâu trong những hòm thư tịch được giữ khư khư bởi sự ích kỷ và thiếu ý thức ấy, nhiều tư liệu qúi giá sẽ không được biết đến. Như tờ văn bản liên quan đến chủ quyền quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam mới đây được phát hiện tại đình làng Mỹ Lợi (xã Vinh Mỹ, huyện Phú Lộc) và được người dân địa phương tự nguyện hiến tặng cho Nhà nước. Nếu các họ tộc ở Mỹ Lợi cũng khư khư giữ lệ làng thì chắc chắn, tài liệu giá trị này sẽ mãi mãi chôn vùi dưới lớp bụi thời gian…
 
Khi người dân chưa nhận thức ra vấn đề, cán bộ chuyên ngành cần gần dân hơn nữa, làm cho dân hiểu, dân tin bằng nhiều cách nhằm đạt được mục tiêu đề ra của ngành, đó mới là vấn đề cốt lõi.
 
Kim Oanh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Quẩn quanh chuyện ăn

Những thông tin cụ thể, chi tiết và chính xác mà công luận được tiếp nhận gần đây, và với mật độ ngày một dày hơn trên các kênh thông tin truyền thông, mạng xã hội lại một lần nữa đặt ra một câu hỏi nghi ngại. Nó không chỉ dừng lại ở chúng ta đang ăn gì, như thế nào mà là trong những thứ mà chúng ta đang ăn mỗi ngày, có bao nhiêu thực phẩm - cả lương thực nữa - là an toàn?      

Quẩn quanh chuyện ăn
Return to top